Năm 1240 quân Mông cổ hung hãn tiến quân chiếm phá biên giới nước Nga, đối phá nhà thờ và làng mạc không tiếc tay. Nhà Dòng thánh Giacintô đang ở cũng bị uy hiếp nặng nề. Các thầy giục cha thánh Giacintô trốn thoát ngay kẻo nguy cho tính mạng. Thánh nhân bình tĩnh vào nhà nguyện lấy bình đựng Mình Thánh đem đi theo mình, khi ngang qua tượng Đức Mẹ, ngài thầm nghĩ: “Nếu để Mẹ ở lại thì thế nào quân giặc cũng xúc phạm tới, mà đem đi thì. . . nặng ơi là nặng, tượng Đức Mẹ bằng xi-măng to lớn, vì lòng mến yêu Đức Mẹ ngài nhất định đem tượng Mẹ đi theo và đến tận nơi giơ tay ôm choàng lấy tượng Mẹ ôm đi.
Ôi, quyền phép Mẹ vô song. Mẹ đã làm cho tượng trở nên nhẹ nhàng ôm đi như ôm một bó bông vậy. Thế là một bay bế Chúa một tay ẵm Đức Mẹ, Thánh Giacintô đã tiến qua quân giặc vô sự. Ra tới bờ sông, thuyền bè không có mà cứ tin vào Mẹ, thánh nhân bước trên mặt nước tiến về nhà dòng tại Cracôvie. Bấy giờ đặt tượng Mẹ xuống, pho tượng lại trở nên nặng như cũ.
2. VÌ DANH MẸ
Trong truyện Gemma Glagali chết ngày 11.4.1903, đã được phong Á Thánh năm 1933, cha Schlegel có kể phép lạ này đã được tòa thánh công nhận.
Một hôm, Gemma ngất trí, cầu nguyện to tiếng cho một người được thiên hạ coi là đạo đức sốt sắng lắm:
- Lạy Chúa, người ấy là con cái Chúa, là anh con đây, xin Chúa thương cứu chữa kẻ khốn nạn đó.
Thấy Chúa ra như nhất định bỏ không nghe, cô lại kêu xin:
- Lạy Chúa, sao hôm nay Chúa không muốn nghe lời con, xin Chúa đừng nói: "Bỏ mặc kệ nó". Chúa là Đấng rất nhân từ hiền hậu. Câu nói đó làm con run sợ. Xưa Chúa không đếm xỉa gì đến Máu thánh đã đổ chan hòa cho tội nhân, sao ngày nay Chúa lại đắn do, đếm xỉa đến một số tội của chúng con.
Chúa không chấp nhận, Ngài tỏ cho cô những tội vừa nhiều vừa nặng của người đó, cả thì giờ và nơi người đó phạm. Cô đọc lại rõ ràng các lời chúa phán với cô, cha linh hồn cũng nghe rõ. Cô Gemma rụng rời kinh hãi, hai tay để rơi xuống như thể thất vọng. Song một lúc sau, cô lại bắt đầu nài nỉ:
-Lạy Chúa con biết rằng, người ấy đã phạm đến Chúa rất nặng, mà phần con cũng chẳng đáng được Chúa nhận lời, nhưng con xin dâng cho Chúa Đấng cầu bầu kẻ tội lỗi là Đức Maria Mẹ rất thanh sạch và hay thương xót của Chúa. Con tin chắc với Đức Mẹ, Chúa không thể từ chối. Lần này Chúa đã nhận lời và cho cô biết Ngài sẽ ban cho người ấy ơn đặc biệt để ăn năn trở lại.
Sung sướng quá, Gemma kêu lên:
-Người đó đã được khỏi, chính Chúa đã tuyên bố như thế.
Cha giải tội trở về nhà liền gặp một người đón xin xưng tội, người đó chính là kẻ mà cô Gemma cầu nguyện cho. Chàng đã xưng thú mọi tội lỗi, những tội mà cha đã nghe chính Gemma nói ra. Song vô tình chàng quên một tội cha phải nhắc cho chàng nhớ. Rồi cha kể lại cho chàng nghe tất cả câu chuyện. Chàng vui mừng cám ơn cô Gemma, và cha. Rồi để tỏ lòng khiêm nhượng và biết ơn Chúa nhân lành và Đức Mẹ đầy tình thương xót, chàng xin cha công bố chuyện này cho mọi người biết.
3. MỘT HỌA SĨ VẼ QUỈ
Xưa ở Pháp có một họa sĩ tài ba, hễ bao giờ vẽ ảnh Đức Mẹ thì cũng vẽ một thằng quỷ nằm dưới chân, mà hình ảnh Mẹ đẹp bao nhiêu thì hình thằng quỳ lại xấu xa bấy nhiêu, vì thế quỷ giận lắm. Đêm kia, họa sĩ nằm mơ thấy quỷ mắng trách: sao vẽ hắn xấu xí quá vậy? Còn vẽ Đức Mẹ đẹp như thế? Hắn đe nếu không chừa thói thiên tư đó, sẽ bị quật chết tươi. Họa sĩ đã đối lại với quỉ; Mày chẳng bao giờ khuyên bảo người ta được một lời lành, mà toàn là điều xấu dữ, vì thế hình mày xấu xa quả là xứng đáng.
Thức dậy, họa sĩ lại quyết vẽ ảnh Đức Mẹ đẹp hơn và hình quỷ xấu xa hơn. Một lần, cha sở thuê họa sĩ vẽ ảnh Mẹ trên cửa nhà thờ rất cao, phải bác ráo mới vẽ nổi. Quỷ lợi dụng dịp may để báo thù, liền làm cơn gió lốc thổi mạnh giật sập ráo họa sĩ đang đứng vẽ, làm ông té nhào xuống. Trong lúc nguy nan đó ông ngước mắt lên, trông ảnh Đức Mẹ mình đang vẽ trên nóc của nhà thờ và kêu : "Lạy Đức Mẹ, xin cứu giúp con." Đức Mẹ không thể bỏ rơi kẻ trông cậy Người, liền nâng đỡ họa sĩ không bị hề hấn gì, dù một chút xây xất cũng không. Ông đã quỳ gối xuống tạ ơn Đức Mẹ.
4. KIÊN TÂM CẦU NGUYỆN
Tại Pháp, có gia đình sĩ quan M.X. đạo đức, sùng kính Đức Mẹ thật tình, gia đình có bốn người con và thuê hai người giúp việc. Một chị trong hai người giúp lại mắc chứng động kinh, nhà lại nghèo. Bà vợ sĩ quan chỉ muốn thải chị ta về quê không mượn nữa, vì sợ con mình có ngày chết oan vĩ chị ta. Nhưng ông chồng đạo đức, đầy lòng bác ái không chịu, chỉ muốn lưu lại nhà để nâng đỡ một gia đình nghèo túng.
Nhân địp tháng Mẹ về, ông sĩ quan đặt hết niền tin ở Mẹ, rồi bào với vợ cùng làm tuần chín ngày khấn xin với Đức Mẹ cho chị khỏi bệnh. Bà vợ động lòng ưng thuận. Qua tuần chín, chị ở chưa khởi bệnh, bà vợ lại nghi nan và xin thải chị ta về. Ông chồng nhất định lưu lại và cùng với vợ làm thêm tuần chính thứ hai, rồi tiếp tuần chín thứ ba. Ông thường lấy câu Phúc Âm Chúa phán mà giục vợ tin cậy cho vững: "Ai tin sẽ được, ai gõ sẽ mở cho . . .
"Sắp mãn tuần chín lần thứ ba. Sau khi dự thánh lễ và hiệp lễ, ông về nhà ở trong phòng riêng, sấp mình trước ảnh Mẹ, thiết tha van nài: "Lạy Mẹ con đã đặt hết niềm tin ở Mẹ, đã đặt hết niền tin tưởng dâng cả gia đình con cho Mẹ, chẳng lẽ Mẹ bỏ lời con xin? Chẳng lẽ lời thánh Bênađô quả quyết: 'Xưa nay chưa từng nghe nói ai chạy đến cùng Mẹ mà Mẹ từ chối' Xin Mẹ thương chị ở gia đình con". Đức Mẹ đã nhận lời, hôm sau chị ở đã khỏi bệnh, cả nhà vui vẻ mua hoa nến đến nhà thờ xin lễ tạ ơn Mẹ.
5. TÁC GIẢ GƯƠNG PHÚC
Hồi còn là học sinh, Thomas a Kempis, tác giả cuốn Gương Chúa Giêsu chuyên chăm học khoa đời đến nỗi quên lãng cả việc đạo đức thường nhật, nhất là các việc quen làm mọi ngày để tôn kính Đức Mẹ theo lời mẹ cậu dạy từ thu ở mới khôn. Dần dà đã quên hẳn thói lành đó. Dầu vậy, cậu Thomas vẫn còn giữ được tâm hồn gây thơ trong trắng.
Đức Mẹ muốn cảnh tỉnh Thomas đã cho cậu mơ trong một giấc ngủ, thấy mình đang ở trong lớp học với các bạn, bỗng được Đức Mẹ hiện đến sáng láng đẹp đẽ vô cùng. Đức Mẹ vòng quanh lớp học âu yếm an ủi từng học sinh. Thomas hồi hộp chờ đợi Đức Mẹ đến an ủi mình, nhưng cậu đã thất vọng vì khi đến gần mình, Đức Mẹ không tỏ dấu yêu thương âu yếm mà trái lại bằng cặp mắt nghiêm nghị, Đức Mẹ trách Thomas: "Con đừng mong cho Mẹ âu yếm, vì con không trung thành với Mẹ. Dầu những việc lành con đã làm, những kinh con đã quen đọc xưa để tôn kính Mẹ. Sao con chóng thay đổi thế?"
Quở trách xong, Đức Mẹ biến đi. Thomas thấy mình xấu hổ lo sợ quá, giật mình thức giấc, quyết chí sửa mình lại, và cố gắng sống đời thánh thiện hơn trước.
6. GIỜ CHẾT
Năm 1313, một tu sĩ dòng Bruno có lòng yêu mến Đức Mẹ lắm, một hôm ngã bệnh rất nặng, quỉ liền hiện đến, trao cho một cuốn sách lớn ghi chép hết mọi tội lỗi thầy đã phạm từ nhỏ tới nay, rồi bảo thầy: "Các tội của mày đã bị biên chép rõ ràng rồi đó, Đức Chúa Trời chẳng tha cho mày đâu." Thày quá sợ hãi, run sợ vì biết mình thế nào cũng phải sa hỏa ngục.
Đang lúc thầy buồn rầu hầu như thất vọng, bỗng thấy Đức Mẹ ẵm Chúa Giêsu hiện đến phán bảo thầy: "Con đừng sợ, Mẹ chẳng bao giờ bỏ kẻ trông cậy Mẹ trong giờ họ gặp nguy hiểm như con đây. Đây là Chúa Giêsu Con Mẹ, Người đã tha thứ hết mọi tội của con." Bệnh nhân nghe lời Mẹ, tâm hồn bình an trở lại.
Linh mục đến xức dầu cho Thầy, ban của ăn đàng và phép lành sau hết. Khi linh mục đọc đến câu: "Các thánh nam và các thánh nữ xin cầu cho linh hồn Phêrô," thì thầy kêu to: "Lạy các thánh nam nữ tôi đang được xem thấy, xin cầu cho tôi." Rồi nhắm mắt thở hơi cuối cùng trong tay Đức Mẹ.
7. ĐỨC MẸ HAY CỨU GIÚP CÁC LINH HỒN Ở LUYỆN NGỤC
Xưa Đức Mẹ bảo bà thánh Birgitta rằng: "Mẹ là Mẹ các linh hồn ở luyện ngục, Mẹ hằng giúp đỡ, giảm bớt những hình khổ cho chúng". Mẹ thế gian thấy con mình sa lửa thì tìm cách cứu nó ngay. Đức Mẹ là Mẹ nhân từ, thấy con cái mình bị sa lửa luyện ngục lẽ nào không thương xót cứu giúp.
Người soi lòng những kẻ còn sống dâng lời cầu nguyện, dâng việc lành phúc đức cho các linh hồn ấy, hoặc Người xin Chúa cho các linh hồn ấy được về thế gian xin người còn sống cứu giúp mình như xưa Người đã xin cho Đức Giáo Hoàng Inôxentê hiện về xin bà thánh Lutharde cầu nguyện cho mình.
Có khi Đức Mẹ xuống nơi những linh hồn ấy để giảm bớt hình khổ cho họ. Đức Mẹ hằng làm việc lành chỉ cho các linh hồn ấy. Những lời Người cầu nguyện, những việc lành Người làm như sương sa, như nước lạnh dập tắt những ngọn lửa nóng rát thiêu đốt các linh hồn.
Đức Mẹ giảm bớt những đau khổ cho các linh hồn, lại được quyền rút vắn thời hạn giam phạt các linh hồn ấy. Cũng như Hoàng hậu xin vua ân xá phóng thích cho tù nhân, Đức Mẹ xin Chúa cũng giảm bớt thời hạn giam phạt hay phóng thích ngay cho các linh hồn. Nhất là những linh hồn mồ côi, được Đức Mẹ thương giúp cách riêng.
Các thánh dạy: Đức Mẹ về trời mang theo các linh hồn ở luyện ngục. Ông Gerson nói rằng: Ngày hôm ấy, ngục tối đã ra vắng vẻ, vì mọi linh hồn đã được theo chân Mẹ về trời.
Nhiều đấng thánh nói: những ngày lễ kính Đức Mẹ, Đức Mẹ xuống luyện ngục an ủi các linh hồn, có linh hồn được Đức Mẹ giảm bớt hình khổ, có linh hồn được Đức Mẹ đưa về trời ngay.
Xưa Đức Mẹ hiện ra phán cùng Đức Giáo Hoàng Gioan rằng: "Những ai mặc áo ?Đức Bà và tôn sùng Mẹ khi còn sống, thì lúc chết mà còn bị giam trong luyện ngục, Mẹ sẽ xuống cứu và đưa kẻ ấy về thiên đàng ngày thứ bảy sau khi kẻ ấy qua đời".
Ta hãy bắt chước Đức Mẹ thương giúp các linh hồn ở luyện ngục, nhất là những linh hồn mồ côi, linh hồn cha mẹ, họ hàng thân thích những kẻ làm ơn cho ta. Ta hãy đọc kinh lần hạt, làm phúc bố thí, xưng tội chịu lễ, dâng cho các linh hồn ấy chóng được về nơi mát mẻ.
Một lần kia, thánh Gioan Kim Ngôn, thấy một thiên thần cầm chén nước đựng Máu Thánh Chúa Giêsu đổ xuống lửa luyện ngục. Nhờ đó nhiều linh hồn trở nên sáng láng ra khỏi luyện ngục mà lên thiên đàng.
8. MỘT EM BÉ
Đời Đức Mauritio làm giám mục thành Constantinopoli có thói lành: sau khi linh mục cho giáo dân rước Chúa, nếu còn sót lại các mụn Bánh Thánh, thì đưa cho các em nhỏ chưa có trí khôn chịu lấy, lý do vì các em có tâm hồn trong sạch.
Trong thành Constantinopoli có 1 gia đình Do Thái làm nghề nấu thủy tinh, cũng cho con cái đi học trường Công giáo. Một hôm em bé Do Thái theo chúng bạn vào nhà thờ dự thánh lễ, rồi cùng lên rước mụn Bánh Thánh còn dư. Lúc về nhà em kể cho ba. Ba của em là người Do Thái sẵn óc ghét Công giáo, nghe con nói liền nổi xùng lên, túm lấy hai chân em bé ném vào lò lửa đốt sẵn để nấu thủy tinh. Bà vợ vắng nhà, khi về, không thấy con đâu, hỏi chồng, ông làm thinh không nói. Bà đi khắp nơi hỏi han tìm kiếm ba ngày mà vẫn biệt vô tín.
Tới ngày thứ bốn, bà ngồi ở nhà khóc ròng, thì nghe tiếng con gọi, giật mình, bà nín khóc lắng tai nghe. Biết rõ tiếng kêu phát ra từ lò thủy tinh, bà xấn xổ chạy tới, nhìn vào trong thấy con mình đang ngồi giữa lửa. Sợ hãi kinh khiếp, bà kêu thất thanh xin cầu cứu.. Hàng xóm láng giềng tuôn đến vây quanh.
Ôi lạ lùng, em bé chẳng bị cháy, không bị bỏng, ngồi bằng yên vô sự, mặt mày vui vẻ. Người ta đưa em ra khỏi lò lửa, đưa em vào nhà, được em kể lại: Em đi dự lễ với các em Công giáo và lên rước mụn Bánh Thánh, lúc về nhà khoe với ba, ba tức giận ném vào lò lửa. Nhưng khi đó có một Bà đẹp, giống như Bà đứng trong tòa ở nhà thờ Công giáo, Bà giữ gìn em cho khỏi lửa cháy và cho em ăn.
Mọi người tin thật đây là Đức Maria đã cứu em khỏi chết cháy. Vua nghe tin đã truyền chém đầu tên bố, còn em bé và mẹ em đã trở về Công Giáo, sống đạo rất tốt lành.
9. NGƯỜI RỐI ĐẠO
Ở nước Tây Ban Nha, có một người phạm tội như uống nước lã! Không kể tội rối đạo, tội nào cũng là môn sở trường của ông. Tệ hơn cả, ông lại thích phạm những tội mà ông biết rõ là làm đau lòng Chúa nhất!
Đến tuổi già lụ khụ, ông lâm trọng bệnh, nhưng tuyệt nhiên không hề có một ý nghĩ nào trở lại cùng Chúa....
Trong một đêm thức trắng, ông thấy Đức Nữ Vương trên trời hiện ra gần giường ông, nhìn ông bằng đôi mắt thùy mị, nhân từ và thương xót, rồi biến đi mà không nói nửa lời.
Lúc đó, bệnh nhân mới nhớ cuộc đời đầy tội lỗi của mình. Nhìn về dĩ vãng đen tối, ông phiền sầu lo lắng nước mắt trào ra, nếu không vì yếu liệt, ông đã hối hả chạy đi gặp linh mục để xưng tội.
Sáng hôm sau, ông vội cho người đi mời linh mục. Chính cha Nieremberg, linh mục Dòng Tên, là tác giả chuyện này, đã được cử đến giúp ông. Tội nhân đã xưng thú một cách rõ ràng tỉ mỉ hết mọi tội lâu tới 3 giờ. Cha giải tội phải sửng sốt vì linh hồn ông được ơn soi sáng và lòng thống hối tuyệt vời như vậy.
Xưng tội xong, ông khấn hứa với Chúa trước mặt cha:
- Nếu Chúa cho con bình phục, con sẽ đi tu dòng để đền tội.
Nhưng ông lại thêm: "Nếu Chúa muốn cho con ra khỏi đời này, thì xin cha cầu nguyện cho con được làm trọn ý Chúa."
Thánh ý Chúa đã được thực hiện. Năm ngày sau đó, đầy tâm tình thống hối và yêu mến, ông đã từ trần giữa những thương tiếc cũng như hoan hỉ của mọi người chứng kiến.
Trước khi chết cha Nieremberg có hỏi ông:
- Ông có quen làm việc để tôn kính Đức Mẹ không?
Ông trả lời:
- Thưa cha con chỉ làm một việc rất nhỏ: hằng ngày đọc một kinh Kính Mừng. Hôm nay, con xin cha một điều là, để làm vinh danh Mẹ Thiên Chúa, xin cha hãy rao giảng mọi nơi về tình thương đặc biệt Đức Mẹ đã đoái thương đến một kẻ rất tội lỗi, khốn nạn là con đây.
10. MẸ TRẢ TIỀN KHẤN
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
Được Đức Mẹ chữa khỏi bệnh, mọi người hoan hỉ chia vui với Y. Lợi dụng dịp tốt, một người bạn lấy tình anh em khuyên y từ nay bỏ nghề vơ vét của phi nghĩa; hãy lợi dụng số tiền còn lại có thể sống đàng hoàng không lo chết đói, không nên kiếm bằng những phương pháp bất chính nữa. Nhưng y nhích mép cười cách mai mỉa mà nói: ?Nếu lấy lãi nặng là trọng tội, thì Đức Mẹ đã chẳng phạm tội ấy với tôi rồi ư? Ngài đã lấy của tôi những trăm đồng vàng mới chữa cho tôi khỏi bệnh".
Người bạn khiếp sợ vỉ lời nói phạm thượng đó, bỏ đi. Đêm sau y kêu la rên rỉ:
-Ôi! Tôi chết mất! Tôi chết mất!
Người nhà chạy vội đến hỏi, y trả lời:
-Bệnh hủi lại tái phát! Tôi đau đớn lắm ! Ở cạnh sườn tôi có hòn than nóng bỏng đang nung đốt tôi khốn nạn lắm.
Một đầy tớ thò tay vào cạnh sườn y sờ thấy cái túi chứa một trăm đồng vàng và đưa cho y. Khi nhìn thấy số vàng đó và lời phạm thượng y đã thốt ra, y thất vọng, lo sợ rồi kêu lên:
-Tôi hỏng mất rồi! Tôi mất linh hồn rồi! Than ôi! Đức Mẹ không cứu tôi nữa!
Nói xong y tắt thở.
11. THƯ KHÔNG ĐỊA CHỈ
Trong niên sử Dòng Thánh Phanxicô thật lại chuyện này.
Hai tu sĩ dòng lên đường đi kính viếng một đền thờ Đức Mẹ, đến giữa một khu rừng thì trời sập tối. Vừa bối rối vừa lo sợ, 2 thầy không biết sẽ ra sao, cứ bước liều trong đêm tối, thì thấy 1 ngôi nhà ở trước mặt. Hai thầy tiến tới và sờ soạng tìm cửa. Tìm được cửa rồi, bèn gõ cửa gọi. Có tiếng từ trong vọng ra:
- Ai đó?
- Chúng tôi là hai tu sĩ nghèo, vì đêm xuống giữa rừng sâu này. Xin đến trọ nhờ để khỏi muôn dữ ăn thịt.
Cửa mở. Hai thầy thấy hai tiểu đồng y phục sang trọng ra đón tiếp, chào rất lịch sự. Hai thầy hỏi xem ai là chủ nhà thì được tiểu đồng cho biết là một mệnh phụ rất hảo tâm. Hai thầy tỏ ý muốn đến chào và cảm tạ lệnh bà. Hai tiểu đồng liền dẫn hai thầy đến gặp bà chủ. Họ lên thang gác, qua những căn phòng lộng lẫy, đầy ngọc bảo sáng ngời, toả mùi thơm linh diệu. Khi tới căn phòng bà chủ ở, hai thầy gặp một mệnh phụ diễm lệ đong đả chào và hỏi các thầy đi đâu. Hai thầy trả lời là đi kính viếng một đền thờ Đức mẹ, thì bà tiếp:
- Thật là 1 dịp tiện, bao giờ các thầy lên đường, tôi muốn dính gửi 1 phong thư, phong thư này sẽ giúp các thầy rất nhiều.
Khi nghe bà nói, hai thầy thấy lòng bừng bừng lửa mến Chúa, tâm hồn tràn ngập vui sướng khôn tả. Rồi các thầy từ giã bà trở về phòng ngủ. Hôm sau hai thầy đến cám ơn bà và xin từ biệt. Bà trao cho hai thầy bức thư nói tối qua. Các thầy ra đi quãng đường khá xa mới nhận ra thư bà gửi không có địa chỉ người nhận, bèn trở lại tìm, nhưng vòng đi vòng lại mấy lần mà chẳng thấy lâu đài đâu cả.
Sau cùng hai thầy bàn nhau mở thư xem nói gì và gửi cho ai. Đọc xong thư mới biết rõ người nói chuyện với mình tối hôm qua chính là Đức Mẹ, trong thư Mẹ thúc dục hai thầy cứ bền vững mến yêu Đức Mẹ và đoan hứa sẽ thưởng bội hậu những việc tôn dính các thầy đã làm để mến yêu Đức Mẹ, nhất là sẽ giúp đỡ giờ lâm chung. Cuối thơ có chữ ký: Mẹ là Trinh Nữ Maria.
12. YÊU MẸ KHÔNG?
Thánh Alponse Rodriguez có lòng yêu mến Đức Mẹ chí thiết. Một hôm đang quì trước bàn thờ Mẹ. Ngài được Đức Mẹ hiện ra đẹp đễ lạ lùng và hỏi:
- Alphonse, con có mến Mẹ không?
Thánh nhân giơ hai tay nói lớn : Ôi đất, trời, lạy Chúa! Con yêu mến Mẹ lắm. Vâng, con mến Mẹ; ai mà không mến Mẹ, một Đấng đẹp đẽ tốt lành, thánh thiện như thế? Con mến Mẹ đến nỗi sẵn lòng hy sinh thịt máu, danh dự và cả mạng sống con nữa.
- Hỡi Alphonse, con có mến Mẹ thật không?
- Thưa Mẹ, thật, rất thật. Hỡi lòng con hãy nói lên vì lưỡi con không đủ tiếng biểu diễn. Lạy Mẹ chí thánh, Mẹ đừng hỏi điều ấy nữa, Mẹ biết con yêu mến Mẹ lắm.
Chưa lấy làm đủ; Đức Mẹ lại hỏi Ngài lần thứ ba:
- Hỡi Alphonse, con có mến Mẹ thật không?
Lần này theo tính đơn sơ thật thà, Ngài trả lời:
- Lạy Mẹ, con yêu mến và con mến Mẹ hơn cả Mẹ yêu con nữa!
Trìu mến nhìn Alphones, Đức Mẹ mỉm cười cầm lấy tay và yêu Ngài mà nói:
- Điều đó không đúng sự thật. Mẹ yêu thương con và những kẻ hết lòng làm tôi Mẹ hơn tất cả mọi quả tim các con hợp lại để yêu Mẹ điều đó không thể so sánh được.
13. SÉT ĐÁNH
Bên Pháp có một người giầu có, sáng trọng tên là Keriolet; một thời vang danh vì bê tha tội lỗi nhất vùng ấy; chàng ngổ ngáo từ thuở bé, cha mẹ đặt tên cho là đồ bất trị. Càng thêm tuổi, càng thêm độc ác, vì giỏi nghề võ nên ỷ sức đánh đập bất cứ ai và đã giết chết nhiều mạng. Ra như khoái vui cho chàng là giết người cướp của. Mặc dầu rửa tội từ thuở bé, chàng tỏ ra chống báng đạo, chế diễu việc phượng thờ, xúc phạm đến Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể.
Chàng đã dốc quyết bỏ Công Giáo, sạng tận Phương Động để gia nhập Hồi giáo, Thiên Chúa đã cảnh tỉnh nhiều lần: một hôm sét đánh ngả một cây bên cạnh nơi chàng đứng, chàng không khiếp sợ mà còn chửi Thiên Chúa. Rồi vào nhà lấy súng bắn lên trời để trả thù Thiên Chúa. Một lần khác, chàng đang ngủ thì sét đánh cháy mất nửa giường chàng nằm thế mà chàng vẫn sống phây phây, ngạo mạn trêu cơn nghĩa nộ Thiên Chúa. Một lần nữa đang cưỡi ngựa, phi như bay, sét liền đánh chết ngựa, làm chàng ngã quỵ, thế mà chàng vẫn sống phây phây, ngổ ngáo, ngạo mạn.
Đến thành Lộ Đức, thấy một linh mục đang trừ quỉ nhập vào 1 người, chàng tò mò đứng xem. Thấy quỉ tru trếu gầm thét trước khi ra, chàng đánh bạo hỏi quỉ:
-Sao đã mấy lần mày làm sét đánh sao tao không chết. Quỉ liền dùng miệng người bị quỉ ám mà trả lời:
-Đức Maria đã cứu chữa mày, nên mày mới thoát tay tao. Nếu không có bà ấy, đời mày đã tàn rồi con ơi! Mày coi chừng đó, còn nhiều dịp khác, liệu hồn đi con ơi!
Khi nghe quỉ nói sự thật, Keriolet mất cả hồn vía, một trật được ơn đánh động bên trong, chàng quì gối cảm tạ ơn Đức Mẹ đã cứu mình, rồi thống hối ăn năn quyết trở về đường chính, rồi sống đời cải thiện. Hôm sau chàng đi xưng tội rồi cởi bộ quần áo sang trọng, mặc đồ xấu đi hành hương viếng đền thờ Đức Mẹ, rồi vào nơi thanh vắng ăn chay hãm mình đánh tội cho đến chết.
Suốt đời chàng hằng nhớ ơn Đức Mẹ đã cứu mình chỉ vì mỗi ngày chàng đọc một kinh Kính Mừng mà Mẹ chàng đã dạy chàng tử thuở bé, mặc dầu đã sống bê tha trong đống tội bao nhiêu năm trời, nhưng chẳng ngày nào quên bỏ việc nhỏ mọn mà mẹ đã căn dặn đó.
14. Thánh Raymondô Nonatô
Mẹ thánh Raymond Nonnat chết khi vừa sinh ra thánh nhân. Lúc còn nhỏ, Raymond vâng lời cha đi chăn chiên. Nhiều khi chiên đang ăn cỏ cậu vào nhà thờ gần đấy để cầu nguyện trước tòa Đức Mẹ.
Một hôm, đang cầm trí thỏ thẻ với Đức Mẹ, Raymond nghe thấy Đức Mẹ nói:
-Hỡi Raymond, đừng sợ; từ nay Mẹ sẽ nhận con là con. Con hãy đặt hết tín nhiệm vào Mẹ.
Từ đó Raymond càng yêu mến Đức Mẹ hơn. Mỗi lần trông thấy ảnh hoặc tượng Đức Mẹ, cậu cảm thấy sung sướng vô cùng. Có lần không thể cầm mình được, Cậu kêu lên:
-Lạy Mẹ yêu quí của con.
Hàng ngày Raymond năng đến bàn thờ để cầu nguyện. Theo lời thân phụ cậu kể, nhiều lần ông đã thấy một thanh niên trông coi đoàn vật thay cho cậu. Thanh niên đó chính là Thiên Thần Đức Mẹ sai đi coi chiên thay cho Raymond.
15. NHẬN MẸ THAY MẸ
Trong lịch sử thiết lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli có kể một truyện như sau: Nhà quí phái trẻ tuổi người Tô-cách-lan, tên là Guilemo Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê.
Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm l
ây tất cả học thuyết lạc giáo. Nhưng ánh sáng trên trời đã cho ông dần dần khám phá ra cái giả dối của đạo ông theo. Ông sang Pháp. Ở đây ông nhờ một linh mục dòng Tên đồng hương giúp đỡ, và nhất là nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ, nhận ra chân lý, ông đã từ bỏ lạc giáo và trở lại Công Giáo. Sau đó ông sang Roma.
Một hôm có người bạn thấy ông âu sầu thảm não, bèn hỏi duyên cớ thì Elphinstone trả lời: Đêm trước thân mẫu ông hiện đến bảo ông:
- Con ơi, con có phúc lắm vì đã gia nhập Giáo Hội chân thật! Phần mẹ, mẹ đã chết trong lạc giáo nên mẹ phải trầm luân đời đời...
Từ ngày đó, hơn bao giờ hết, ông gia tăng lòng sùng kính Đức Mẹ mà ông đã nhận làm mẹ thay mẹ trần gian. Mẹ Maria soi sáng cho ông vào dòng, ông hứa sẽ thực hiện ý định. Nhưng rồi ông lâm bệnh, buộc lòng phải đổi khí để tìm sức khoẻ. Ông đến Neapoli, đó là nơi Chúa định cho ông từ trần mà từ trần đang lúc là một tu sĩ. Vừa tới nơi, bệnh ông nặng thêm, nguy đến tính mạng.
Ông thiết tha nài xin các bề trên nhận ông vào dòng. Trước Thánh Thể, lúc chịu của ăn đàng, ông tuyên khấn theo hiến pháp dòng Chúa Giêsu. Từ đó ông đem hết tâm lực để cảm tạ Mẹ Maria đã cứu ông khỏi bè rối, dẫn ông vào Giáo Hội Công Giáo, lại đưa vào nhà Chúa để ông được chết giữa các tu sĩ thân yêu. Trước cảnh hấp hối sốt sắng của người con yêu Đức Mẹ ấy, những anh em tu sĩ chứng kiến đều cảm động. Ông kêu lên:
- Ôi xinh đẹp biết bao được chết giữa các thiên thần này.
Người ta bảo ông nghỉ một chút, ông trả lời:
- A, đây chưa phải là lúc nghỉ, tôi sắp bước bước cuối cùng đời tôi. Khi sắp trút hơi ông nói với các tu sĩ vây chung quanh:
- Anh em ơi, anh em có trông thấy các thiên thần từ trời xuống để giúp tôi không? Một tu sĩ thấy ông lẩm nhẩm mấy lời nhỏ nhẹ hỏi, thì ông trả lời:
- Thiên thần bản mệnh vừa cho tôi biết: tôi sẽ chỉ qua luyện tội ít thôi, rồi sẽ được lên thiên đàng.
Sau đó, ông thỏ thẻ cùng Đức Mẹ và nhắc đi nhắc lại: “Mẹ ơi, Mẹ ơi” với thái độ ngây thơ như trẻ nhỏ sa vào lòng mẹ âu yếm mà ngủ, ông tắt hơi an bình.
Ít lâu sau, một thầy dòng thánh thiện được thị kiến thấy thầy Elphinstone đã lên thiên đàng.
16. KINH KÍNH MỪNG CHE ĐẠN
Một binh sĩ Pháp tên là Beauséjour có thói quen mỗi ngày đọc 7 kinh Lạy Cha, 7 Kinh Kính Mừng kính bảy sử đau thương của Mẹ, anh giữ thói lành này tử nhỏ, chưa có ngày nào bỏ. Nếu hôm nay quên, thì thức dậy bất chợt lúc nào, nhớ đến là đọc bù ngay. Beauséjour gia nhập quân đội và phải đi hành quân, anh liền làm dấu đọc kinh trước khi giao chiến. Một số binh sĩ khác trông thấy chàng đọc kinh thì cười và chế nhạo, cho là nhát đảm, đàn bà! Mặc ai nói ngả nói nghiêng, Beauséjour cứ tiếp tục đọc kinh sốt sắng.
Vừa đọc kinh xong thì quân địch nhả đạn bất ngờ, các binh sĩ tiền phong làm một với chàng đã ngã quỵ hết, trừ một mình chàng. Beauséjour khiếp sợ trước xác các đồng bạn vì đã có sự khinh chê việc làm tôn kính Đức Mẹ và chàng cũng tin được Mẹ giữ an toàn. Khi hòa bình được tái lập Beauséjour được gỉai ngũ, chàng vui sướng trở về quê hương tường thuật mọi sự cho bà con và xin mọi người cùng chàng chung lời ngợi khen và cảm tạ Mẹ.
17. NGƯỜI CHẾT HIỆN VỀ
Tại thành Cologna, Đức, có một phụ nữ đã chết và hiện về cùng một chị bạn để xin chị này biên tên mình vào Hội Mân Côi ở Cologna. Chị bạn thắc mắc tại sao chết rồi còn cần gì vào Hội Mân Côi nữa, thì được trả lời mình sẽ bị giam ở luyện tội 15 năm nữa, nếu có biên tên vào Hội Mân Côi, sẽ được nhờ ơn ích và công nghiệp các hội viên lần hạt mọi ngày, và chắc chắn sẽ được mau ra khỏi luyện tội.
Người chết đã nài nỉ để được biên tên vào Hội Mân Côi ngay đừng từ chối. Chị bạn làm theo ý người chết xin. Sau 15 ngày, người chết lại hiện về nói với chị bạn: Án phạt của mình là trong luyện hình, nhưng vì công nghiệp các hội viên Hội Mân Côi siêng năng lần hạt, Chúa đã giảm bớt hình phạt chỉ còn 15 ngày mà thôi.
18. CỨ TIN SẼ ĐƯỢC
Vào cuối thế kỷ 19, nước Phổ và nước Nga giao chiến, mà vì nước Phổ nhỏ bé nên bị nước Nga lấn át và xâm chiếm, mặc dầu bại trận, quân dân Phổ thỉnh thoảng nổi dậy và chống lại đế quốc Nga. Trong số anh hùng dân tộc đó có ông Solinky, nhưng ông đã bị quân Nga tóm cổ. Bà vợ ở nhà khóc lóc thương chồng, liền dắt con trai đầu, tên là Stanilao mới lên 10 tuổi đi thăm chồng tại ngục thất,, nhưng trước khi lên đường, hai mẹ con đã vào nhà thờ quỳ trước tòa Đức Mẹ nỉ non van nài Mẹ cứu giúp gia đình mình, để gia đình mau được đoàn tụ.
Đến ngục thất, bà đút tiền cho lính canh để được vào nói chuyện với chồng.
Lợi dụng dịp tốt, bà đã dổi áo cho chồng để chồng dắt con ra đi, còn mình thì ở lại thế chân chồng. Stanislao đến Paris được ba cho đi học. Cậu chuẩn bị để rước lễ lần đầu và mong mỏi má về đúng ngày hồng phúc của cậu, nên cậu đặt hết tin tưởng vào Đức Mẹ và tha thiết nài xin mỗi ngày. Phần ông Solinky thì nhận được thư của anh bạn đang nuôi vợ trong ngục cho biết: Bà phải án lưu trong rừng Sibêria đến trọn đời. Nên ông hầu tuyệt vọng nhưng chẳng dám báo tin cho con. Riêng phần Stanislao lại khác, cậu tin chắc chắn má cậu sẽ về kịp ngày cậu rước lễ lần đầu.
Trước ngày hồng phúc đó, cậu cứ mong đợi má đến. Lạ thay chập tối hôm đó, có một bà ăn mặc xộc xệch vào nhà khách xin gặp Stanislao. Người coi cổng chưa cho vì đã tối. Bà xin đứng đợi ở cửa. Sau cơm tối, Stanislao để mắt ngó sang cửa nhà khác, thì trông thấy má, liền chạy ra ôm chồm lấy. Mẹ con vui mừng khôn xiết, nước măt chan hòa. Bà kể cho con hay, đáng lẽ má bị án chung thân trên rừng Sebêria, nhưng dọc đường nhờ Đức Mẹ, đã trốn thoát được.
19. CHÓ SÓI NÊN CHIÊN
Anrê Corsini ngay từ thuở mới sinh đã được cha mẹ giáo dục cách đặc biệt. Mẹ Anrê đã dâng con cách riêng cho Đức Mẹ và hướng dẫn con trên đường đạo đức. Nhưng vừa khôn lớn, Anrê đã bị ảnh hưởng những trẻ em vô giáo dục mà trở nên hư đốn chơi bời, dâm đãng. Cha mẹ cậu hết sức đau buồn, đêm ngày thiết tha cầu xin cho con mình được cải thiện.
Một hôm, bà vừa khóc vừa bảo con:
Anrê con ơi, con chính là con chó sói mà mẹ đã mơ thấy ngày xưa. Trước khi sinh con mẹ nằm mơ thấy một con chó sói nó chạy vào nhà thờ Đức Mẹ ở Carmes, khi trở ra, nó đã trở nên hiền lành như con chiên.
Cha mẹ đã hiến dâng con cho Đức Mẹ. Nhưng cách con ăn ở rõ ràng đúng như giấc mộng mẹ đã thấy, ít là phần đầu của giấc mộng. Ôi mẹ sẽ sung sướng dường nào nếu trước khi nhắm mắt, mẹ được xem thấy thực hiện nốt cả phần hai.
Những lời van tha thiết đó đã làm Anrê cảm động. Biết mình đã thành con riêng của Đức Mẹ, Anrê lo cải thiện đời sống, tránh xa dịp tội, và ít lâu sau, Corsini đã từ giã thế gian vào dòng Carmes, sau đã trở thành một vị thánh giám mục.
20. NHỮNG LẦN MẸ HIỆN RA
Tại sao cho đến thế kỷ 20 này, vào ngày 13/6 và 13/7/1917, qua Mẹ Maria, Thiên Chúa mới tỏ ý “muốn thiết lập việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”?
Phải chăng: Đã đến thời tận thế?
Thật vậy, theo thánh Louis Marie Grignion De Monfort, “Ơn cứu rỗi của thế giới nhờ Mẹ Maria được khởi sự thế nào thì cũng qua Mẹ Maria mà được hoàn tất như vậy... Là đường
để Chúa Giêsu đến với chúng ta lần thứ nhất thế nào, Mẹ cũng là đường để Ngài đến lần thứ hai như vậy, tuy không cùng một kiểu cách” (TTSKMM, 49, 50.4).
Như thế, phải chăng, hễ bất cứ lúc nào con người thấy Thiên Chúa bắt đầu muốn tỏ Mẹ của Ngài ra cho thế giới biết thì lúc ấy chính là thời tận thế?
Không phải hay sao, tại Fatima, chính Mẹ đã tỏ cho con người biết rằng: “Thiên Chúa muốn (dùng con, chị Lucia) để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến... Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”.
Do đó, có thể tin rằng đây là thời tận thế vậy!?!
Vả lại, còn một sự kiện nữa có thể chứng minh được rằng đây là thời tận thế. Đó là sự kiện xuất hiện của Thiên Thần tại Fatima năm 1916, trước năm 1917 là năm Mẹ hiện ra với ba Thiếu Nhi cũng tại Fatima. Tại sao sự kiện Thiên Thần hiện ra ở Fatima lại có liên hệ đến thời gian sau hết của loài người như thế? Bởi vì, trong dụ ngôn cỏ lùng vực, Chúa đã nói đến vai trò của các thiên thần là “những thợ gặt” (Mathêu 13:39) trong ngày cuối thời.
Trong ngày truyền tin Ngôi Lời nhập thể, tức ngày Chúa Kitô đến trần gian lần thứ nhất trong, qua và nhờ cung lòng trinh nguyên của Mẹ Maria, không phải cũng đã có mặt của thiên thần hay sao.
Các thiên thần đã thực hiện sứ mạng làm “những thợ gặt”của mình ở chỗ, chỉ vẽ cho con cái của Giáo Hội nói chung và cho con cái của Mẹ như ba Thiếu Nhi được Mẹ tuyển chọn nói riêng, biết hợp cùng Mình Máu Thánh của Chúa Kitô đã được cấu tạo và hạ sinh bởi Mẹ Maria, để tin yêu Thiên Chúa thay cho các tội nhân cũng như để đền tạ Ngài cầu cho các tội nhân.
Nếu các con cái của Mẹ làm đúng như lời thiên thần dạy, như Mẹ đã “xin vâng” như lời thiên thần truyền, chắc chắn các tội nhân sẽ được Thiên Chúa cứu rỗi. Như thế, không phải là các thiên thần đã gặt hái các linh hồn trong thời tận thế này hay sao!
Thật sự, theo Thánh Kinh, “thời sau hết” bắt đầu kể từ khi “Ngôi Lời hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Gioan 1:14): “Vào những thời đã qua, Thiên Chúa đã dùng các tiên tri mà nói với cha ông chúng ta qua nhiều thể nhiều cách; vào thời sau hết này Ngài đã nói với chúng ta qua Con của Ngài..”(Do Thái 1:2).
Bởi thế, những đoạn Thánh Kinh Tân Ước nói về những gì xẩy ra vào “những ngày sau hết” (2Phêrô 3:3; 2Timôthêu 3:1) hay vào “giờ sau hết” (1Gioan 2:18) không phải chỉ nói đến những gì xẩy ra cho riêng ngày tận thế, cho bằng nói đến chung những gì xẩy ra cho Giáo Hội kể từ khi Chúa Kitô về trời.
Chẳng hạn, câu “Hỡi các con, vào thời giờ sau hết, như các con đã nghe thấy những Phản Kitô đã đến, lúc này đây nhiều Phản Kitô như vậy đã xuất hiện rồi. Như thế là chúng ta nắm chắc được rằng đây là thời giờ sau hết” (1Gioan 2: 18). Ở đây, Thánh Kinh xác định r “Phản Kitô đã đến... đã xuất hiện”, vào chính thời những câu văn này được viết ra từ thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên.
Nếu bắt đầu kể từ khi Thiên Chúa tỏ Mình Ngài ra qua Ngôi Lời nhập thể và cứu thế được gọi là “thời sau hết”, thì kể từ lúc Chúa Kitô muốn tỏ Mình Ngài ra qua Mẹ của Ngài, tức muốn Mẹ Ngài được nhận biết và yêu mến để Ngài, như thánh Louis Maria Grignion De Monfort viết trong cuốn Thành Thực Sùng Kính:
”Vào lần Chúa Giêsu đến lần thứ hai, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho Mẹ Maria được biết đến và tỏ hiện, để, qua Mẹ, Chúa Giêsu cũng được nhận biết, yêu mến và phụng sự” (TTDTM,49), cũng có thể được gọi là “thời tận thế”. Do đó, “thời tận thế” có thể nói được là “Thời của Mẹ” hay “Thời Đại Maria”.
Đây không phải là Thời của Mẹ Maria, là Thời Đại Maria hay sao? Ba sự kiện sau đây có thể chứng minh được quả quyết này. Sự kiện thứ nhất là những lần Mẹ hiện ra (được Giáo Hội chính thức công nhận) từ đầu thế kỷ 19 đến nay. Sự kiện thứ hai là các tín điều về Mẹ được Giáo Hội tuyên tín và công bố. Và sự kiện thứ ba là phong trào tượng Mẹ Thánh Du khắp thế giới. Trong chương này chỉ nói đến những lần Mẹ hiện ra từ đầu thế kỷ 19 mà thôi.
Trong 18 thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội, Đức Mẹ chỉ hiện ra một số lần, nếu tổng cộng lại, còn ít hơn số lần Mẹ hiện ra vào khoảng thời gian hai thế kỷ của “thời tận thế” này. Chẳng hạn: Cuối thế kỷ thứ 12, Mẹ đã hiện ra hai lần vào năm 1198 và 1199. Năm 1198, với thánh Simon Stock và năm 1199 với thánh Đa- Minh.
Với thánh Simon Stock, Đức Mẹ hiện ra tại nơi ngài ẩn tu 20 năm, vào lúc 12 giờ trưa ngày 12/5, để giới thiệu Áo Đức Bà và truyền cho đi phổ biến cho người ta. Với thánh Đaminh, Đức Mẹ đã hiện ra vào tháng 5 khi ngài đang ở một miền núi nước Tây Ban Nha, đưa cho ngài chuỗi Mân Côi, dạy cho ngài biết sử dụng kinh Mân Côi đẻ làm khí giới chống bè rối Albigense.
Vào thế kỷ 16, năm 1531, Mẹ hiện ra với Juan ở Guadalup, nước Mễ Tây Cơ để xin dựng một đền thờ kính Mẹ, nơi mà Mẹ muốn dùng để ban ơn cho những ai đến cầu khẩn Mẹ.
Vào thế kỷ 17, Mẹ đã hiện ra với chị đáng kính Maria D'Agreda trong khoảng thời gian 1627-1637 để tỏ và dạy cho mẹ bề trên tu viện thánh Clara Khó Khăn Mẹ Vô Nhiễm này biết về cuộc đời của Mẹ. Tất cả những gì được Mẹ mạc khải cho biết, chị đã viết lại thành truyện về cuộc đời Mẹ với tựa đề Thiên Nhiệm Đô.
Thế mà, kể từ đầu thế kỷ 19, nếu chỉ kể đến những nơi được Giáo Hội chính thức công nhận, Mẹ đã hiện ra liên tiếp nhiều lần, mỗi lần Mẹ ban những sứ điệp hệ trọng liên quan đến vận mệnh của riêng một dân nước hay của chung cả loài người.
NĂM 1830, Ở BA-LÊ, nước Pháp, Mẹ đã hiện ra với một chị tập sinh thuộc dòng Nữ Tử Bác Ái thánh Vinh-Sơn Phao-Lô là Catarina Labuarê,(vị nữ tu đã được Đức Thánh Cha Piô XII phong thánh năm 1947 và được Giáo Hội kính nhớ hằng năm vào ngày 28-11), ba lần, lần thứ nhất vào 11 giờ 30 đêm ngày 18 cho đến 1 giờ 30 sáng ngày 19 tháng 7, lần thứ hai vào ngày Thứ Bảy 27 tháng 11, và lần thứ ba vào tháng 12 cùng năm để hỏi chị về việc mà Mẹ đã trao cho chị.
Vào lần hiện ra thứ nhất, Đức Mẹ đã nói với chị như sau:
“Những điều khủng khiếp sắp xẩy ra ở nước Pháp. Ngai vàng sẽ bị hủy hoại và cả thế giới sẽ bị kinh động vì những tai ương rùng rợn ... Thánh giá sẽ bị chà đạp ... Máu sẽ chảy trên đường phố... Thế giới chìm ngập trong sầu thảm...” (TWSC: 17-18)
Vào lần hiện ra thứ hai, Đức Mẹ đứng trên quả cầu, đồng thời cũng cầm trên tay một quả cầu nhỏ có thánh giá trên đầu quả cầu, và nói:
“Quả cầu mà con thấy đây là thế giới. Mẹ vẫn cầu nguyện cho nó và cho mọi người trong thế giới này...” (TWSC:19). Thế rồi, sau đó, quả cầu trên tay Mẹ biến đi, hai tay Mẹ xuôi xuống, và Mẹ được bao quanh bằng một vòng trái xoan với hàng chữ: “Ôi Maria đầu thai vô nhiễm tội, cầu cho chúng con chạy đến cùng Mẹ” (TWSC:19). Chị nghe thấy tiếng nói với chị: “Hãy theo hình ảnh này mà làm một mẫu ảnh bằng kim loại. Tất cả những ai đeo nó sau khi được làm phép sẽ lãnh nhận được nhiều ơn, nhất là khi họ đeo nó ở cổ” (TWSC:19).
NĂM 1846, Ở LA SALETTE, cũng nước Pháp, Mẹ đã hiện ra với hai thiếu niên là Melanie Mathieu (nữ, 14 tuổi) và Maximin Giraud (nam, 11 tuổi) vào ngày Thứ Bảy, 19-9.
Khi hiện ra với hai thiếu niên này, Đức Mẹ đã than thở, kêu gọi và chỉ dạy những điều sau đây:
“Hỡi các con của Mẹ, đừng sợ, hãy đến đây với Mẹ. Mẹ đến để cho các con biết những điều quan trọng. Nếu các con không nghe lời Mẹ, thì Mẹ đành phải buông cánh tay Con của Mẹ. Cách tay của Ngài đè nặng đến nỗi Mẹ không còn cản lại được nữa. Mẹ còn phải chịu khổ vì các con đến bao giờ... Cầu nguyện thật là khẩn thiết, cả sáng lẫn tối. Nếu các con không có giờ, tối thiểu hãy đọc kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng. Nếu có giờ, hãy đọc nhiều hơn” (TWSC:41-43,45-46)
Sau khi Mẹ hiện ra với 2 thiếu niên này, Đức Thánh Cha Piô IX muốn biết về Bí Mật La Salette. Trong khi viết ra những điều bí mật theo ý muốn của Đức Thánh Cha, Melanie đã hỏi về ý nghĩa của chữ “vô ngộ” và xin đánh vần cho chữ “phản Kitô”. Sau khi đọc những điều hai thiếu niên này viết, Đức Thánh Cha đã nói với những kẻ muốn biết về bí mật như sau: “Các con muốn biết bí mật này ư? Nó là thế này: 'Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, tất cả các ngươi sẽ bị tiêu diệt'”.
NĂM 1858, Ở LỘ-ĐỨC, một lần nữa cũng tại nước Pháp, Mẹ đã hiện ra với một em gái 14 tuổi tên là Bernadette Soubirous, (sau này được Đức Thánh Cha Piô XI phong thánh năm 1933, và được Giáo Hội kính nhớ hằng năm vào ngày 16-4), 18 lần, từ ngày 11 tháng 2 đến 16 tháng 7.
Sứ điệp của Mẹ trong những lần hiện ra tại đây là:
Vào ngày 18/2: “Ta không hứa làm cho con được hạnh phúc ở đời này, mà là ở đời sau” (THAL:88);
- Vào ngày 24/2: “Hãy hối cải, hối cải. Hãy cầu nguyện cùng Chúa cho các tội nhân và hãy ăn năn hôn đất cầu cho các tội nhân trở lại” (THAL:96);
- Vào ngày 25/3: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội” (THAL:113).
NĂM 1917, Ở FATIMA, nước Bô Đào Nha, Mẹ đã hiện ra với ba Thiếu Nhi là Giaxinta (nữ, 7 tuổi), Phanxicô (nam, 9 tuổi) và Lucia (nữ, 10 tuổi) sáu lần, năm ngày 13/5-6-7-9-10 và một ngày 19/8.
Theo chị Lucia thuật lại trong Hồi Ký của chị, lần hiện ra nào Mẹ cũng kêu gọi "hãy lần hạt Mân Côi hằng ngày". Mục đích lần hạt Mân Côi này, như Mẹ nói, là "để cầu cho hòa bình thế giới".
Lần hiện ra thứ hai, Mẹ cho biết ý Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới.
Lần hiện ra thứ ba, Mẹ cho ba Thiếu Nhi thị kiến thấy hỏa ngục và tiết lộ ba Bí Mật.
Lần cuối cùng, Mẹ xưng mình: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi”, rồi Mẹ làm phép lạ cho mặt trời nhẩy múa để mọi người tin.
NĂM 1932 VÀ 1933, Ở BEAURAING, nước Bỉ, Mẹ đã hiện ra với năm em học sinh, 4 nữ và 1 nam, đó là Fernande (15 tuổi), Andree (14 tuổi), Gilberte Voisin (13 tuổi), Albert (11 tuổi), Gilberte Degeimbre (9 tuổi), 33 lần, từ ngày 29/11/1932 đến 3/1/1933.
Sứ điệp Mẹ đã ban vào những lần hiện ra với một số điều quan trọng như:
- Vào ngày 21/12/1932: “Mẹ là Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội” (AWCWTS:225);
- Vào ngày 30/12/1932: “Hãy cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều” (AWCWTS:226);
- Vào ngày 1/1/1933: “Hãy luôn luôn cầu nguyện” (AWCWTS:226).
- Lần cuối cùng, 3/1/1933, Đức Mẹ nói với Gilberte Voisin: “Mẹ sẽ làm cho các tội nhân ăn năn hối cải”, với Andree: “Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương Thiên đàng. Hãy luôn cầu nguyện” (AWCWTS:227).
21. BOM THÀNH TRÀNG HẠT
Báo Reinado De S.C. số 252 bên Tây Ban Nha đã thuật lại câu truyện sau đây.
Trong một dịp đại lễ ở Fatima, Bồ Đào Nha, hai tên phản động dự tính ném bom vào đám quần chúng và tự nhủ thầm: "Để xem ai cứu chúng nó. Phải chăng người Trinh Nữ? Ồ, truyện mơ hồ nhảm nhí của bọn mê tín."
Hắn chuẩn bị bom sẵn ở va-li đợi anh bạn lên hiệu là ném mạnh vào quần chúng. Được hiệu lệnh, hắn moi của giết người ấy ra, thì lạ lùng thay, nó đã trở thành tràng hạt. Hắn ngơ ngác không sao nói ra lời.
Bạn hắn lại báo hiệu, nhưng vẫn không thấy hắn thi hành. Anh chàng bực quá tiến lại hỏi hắn thì chỉ được hắn trả lời cụt ngủn khó hiểu: "Tôi đã thấy. . . Tôi đã thấy. . ."
Câu chuyện này đã chuyển mau lẹ đến tai mọi người, còn anh chàng trót dại đã ăn năn thống hối, về sau đã tạc một tượng Đức Mẹ giống tượng anh xem thấy khi toan ném bom.
Tượng thánh đó, theo lời truyền lại, hiện thời đang ở chính nhà nguyện Đức Mẹ hiện ra và theo tạp chí Petit Message du Coeur de Marie thì ngày 13-5-1946, Đức Hồng Y Aloivsi Mazella đại diện Đức Thánh Cha đẵ đặt triều thiên cho tượng đó và tôn làm Nữ Vương Thế giới.
22. MẸ THÍCH ĐƠN SƠ
Cậu Hermann Giuse con nhà nghèo, nhưng rất đơn sơ trong sạch và có lòng yêu mến Đức Mẹ tha thiết. Mỗi lần đi học, cậu thường vào nhà thờ viếng Chúa và Mẹ.
Một hôm trời lạnh, run cầm cập, cậu vào quì trước tượng Đức Mẹ, bỗng Đức Mẹ thỏ thẻ hỏi Hermann:
Trời rét như thế sao con không đi giầy?
Cậu vui mừng đơn sơ đáp lại:
Thưa Mẹ, nhà con nghèo lắm, không có tiền mua giầy.
Vì trong sạch, đơn sơ và chất phát, cậu được Đức Mẹ thương cách riêng, đã chỉ cho cậu một hòn đá ngoài sân nhà thờ và dặn: Hễ khi nhà con bị túng thiếu, cứ ra đó, nhắc hòn đá lên mà lấy tiền để mua giầy và các vật dụng cần thiết.
Một lần khác, mẹ cậu cho cậu một trái táo, cậu thích lắm, nhưng nhất định không ăn, bỏ vào túi để khi đến trường, vào nhà thờ tặng cho Đức Mẹ thay vì dâng hoa đồng nội như mọi ngày.
Bất ngờ Đức Mẹ bế Chúa Con cúi rạp xuống trên Hermann, giơ tay đón nhận quả táo cậu dâng, rồi trao cho Chúa Hài Nhi nắm giữ. Hermann sung sướng hết sức. Từ đó cậu cố gắng sống nết na đạo hạnh hơn để làm đẹp lòng Đức Mẹ và Chúa Hài Nhi.
23. KẺ MÙ ĐỤNG ÁO MẸ
Năm 1928, có một bà nội trợ ngụ tại Marsi thành Rôma có cô con gái tên là Emma bị chứng sưng màng mắt và sau bốn năm trở nên mù hoàn toàn. Cha mẹ em buồn rầu ảo não, đêm ngày hằng câu xin Chúa và Đức Mẹ ban cho em được gặp bác sĩ lành nghề chửa em khỏi mù, nhưng tất cả đều thất vọng.
Một hôm chiều Chúa Nhật, vào hồi 2 giờ nhà thờ vắng người, cha Romeo Marutri, cha sở của giáo xứ, dẫn em Emma đến trước tòa Mẹ và đưa cho em một bó hoa để dâng Đức Mẹ. Rồi cha quì gối bên em trước tượng Mẹ để cầu xin. Bà Buzzi đang quì dưới ghế, thấy em bé quờ quạng đặt bó hoa, bà tiến lại bàn thờ cầm tay em giúp em đặt bó hoa vào chân tượng Mẹ. Rồi bà hỏi em:
Con không thấy gì sao?
Thưa bà không, nhưng con vừa cầu xin Đức Mẹ cứu chữa mắt con. Bà Buzzi liền nâng người em bé lên sát chân tượng Đức Mẹ, lấy tấm áo thêu mà Mẹ đang choàng rất đẹp lau qua lau lại trên mắt em Emma. Bỗng em Emma kêu to: "Con đã trông thấy Đức Mẹ! Con đã trông thấy Đức Mẹ!"
Và quả thật, em đã khỏi mù hoàn toàn. Ngày hôm sau bác sĩ Gabazzi đã khám xét kỹ và làm chứng đó là thật 100%.
24. BÔ-RANH, BỈ
“Tại đây, dưới bụi táo gai, trong những lần hiện ra sau cùng, Đức Trinh Nữ đã tỏ Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ ra.”
Sau sự kiện Fa-ti-ma, một “dấu chỉ khác đã được ban cho thế hệ này.” Năm 1932 tại Bô-ranh (Beauraing), Đức Trinh Nữ hiện ra cả thảy 33 lần từ ngày 29 tháng 11 năm 1932 đến ngày 3 tháng 1 năm 1933.
Nụ cười của Đức Mẹ đã lôi cuốn năm trẻ em thuộc hai gia đình khô đạo. Gia đình thứ nhất với hai em gái và một em trai, còn hai em gái khác thuộc gia đình kia. Gia đình sau này có người con gái thứ ba không được nhìn thấy Đức Mẹ lần nào.
Bốn trong số năm trẻ ấy hiện vẫn còn sống. Và một bà mẹ của họ cũng còn sống. Người thứ năm đã qua đời hồi tháng 6 năm 1978. Một trong bốn người được thụ khải còn sống là một quả phụ. Tất cả năm người đều lập gia đình, họ tỏ ra khôn ngoan, can đảm và hoàn toàn vô vị kỷ. Họ vẫn hoàn toàn trung thành với Đức Mẹ và thánh địa của các cuộc thị kiến, nơi có tên là “Khu Vườn.”
Khu Vườn là khoảng sân chơi của một trường học. Bắt đầu từ buổi hiện ra lần thứ ba vào buổi chiều tối, các trẻ được thị kiến Đức Mẹ dọc theo con đường bên cạnh bụi táo gai trong khu vườn. Các trẻ lúc đầu rất nghi hoặc, không thể ngờ rằng mình cũng được diễm phúc làm những Bê-na-đê-ta.
Năm 1942, đức cha Xa-vơ (Charve, + 1977) tạm thời chuẩn nhận các việc sùng kính Đức Mẹ đặc biệt tại Bô-ranh, và đến năm 1949 ngài đã chính thức công nhận tính xác thực của sự kiện.
Trong suốt sáu lần hiện ra sau cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Ma-ri-a là đặc trưng nổi bật nhất, là dấu chỉ và sứ giả cho các giá trị của con tim trong đời sống đức tin và đời sống gia đình ngày nay.
Đức Trinh Nữ đã xưng mình với các trẻ:
“TA LÀ TRINH NỮ VÔ NHIỄM THAI” (21/12/1932).
“TA LÀ MẸ THIÊN CHÚA, NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG” (3/1/1933).
Trong ba lần hiện ra, Đức Mẹ đã yêu cầu:
“HÃY CẦU NGUYỆN NHIỀU - CẦU NGUYỆN LUÔN LUÔN.”
Đức Ma-ri-a yêu cầu Giáo Hội xây “MỘT NGUYỆN ĐƯỜNG” (17/12/1932) “CHO NGƯỜI TA ĐẾN ĐÂY HÀNH HƯƠNG” (23/12/1932).
Mẹ nói với chúng ta về Phúc Âm, “CÁC CON CÓ YÊU MẾN CON MẸ KHÔNG? CÓ YÊU MẾN MẸ KHÔNG? VẬY HÃY HY SINH CHO MẸ. VĨNH BIỆT CÁC CON” (3/1/1933).
25. BAN-NƠ, BỈ
Năm 1933 Đức Mẹ Người Nghèo đã hiện ra nhiều lần tại Ban-nơ (Banneux), một thị trấn nhỏ cách thành phố Li-e (Liège) chừng hai mươi lăm cây số.
Đức Mẹ hiện ra với trẻ Ma-ri-ê-ta Bê-cô (Mariette Beco), mười một tuổi. Bê-cô là co
n đầu lòng của một gia đình nghèo có bảy người con, sống ven một rừng thông.
Đức Mẹ đã hiện ra tám lần cả thảy, từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 2 tháng 3 năm 1933. Và tất cả tám lần đều xảy ra quãng 7 giờ tối.
Tại Ban-nơ người ta có lòng tôn sùng Đức Ma-ri-a đặc biệt. Nhiều người và cả những đoàn người đau khổ đến đây hành hương. Người ta truyền bá sứ điệp từ các lần Đức Trinh Nữ đến thăm viếng và truyền dạy trẻ Ma-ri-ê-ta.
Chúng ta hãy hưởng nhờ những ơn ích từ sự kiện thăm viếng và nghe theo sứ điệp của Mẹ như lời vọng vang từ Phúc Âm. Năm 1949, Giáo Hội qua đức giám mục Cơ-hốp (Kerkhofs) thuộc giáo phận Li-e đã chính thức công nhận tính cách xác thực của sự kiện Ban-nơ. Mấy dòng ký sự về những lần Đức Mẹ hiện ra có lẽ sẽ ích lợi cho chúng ta.
* Chúa Nhật, ngày 15 tháng 1 năm 1933
Trong ánh sáng rạng ngời, Đức Trinh Nữ Rất Thánh đã cầu nguyện và mỉm cười với Ma-ri-ê-ta rồi tiến đến với em.
* Thứ Tư, ngày 18 tháng 1 năm 1933
Lần này sau khi cầu nguyện hồi lâu, Đức Trinh Nữ Rất Thánh dẫn Ma-ri-ê-ta đến bên suối nước và nói: “Hãy nhúng tay con vào nước. Suối nước này được dành riêng cho Mẹ. Chúc con ngủ ngon. Tạm biệt con.”
* Thứ Năm, ngày 19 tháng 1 năm 1933
Ma-ri-ê-ta hỏi: “Thưa Bà Đẹp, Bà là ai?” Đức Trinh Nữ trả lời: “Mẹ là Đức Trinh Nữ của Người Nghèo.” Và sau đó Mẹ dẫn em đến suối nước lần thứ hai và nói: “Suối nước này được dành cho mọi quốc gia, để giúp đỡ những người nghèo. Mẹ sẽ cầu nguyện cho con. Tạm biệt con.”
* Thứ Sáu, ngày 20 tháng 1 năm 1933
Đây là lần thứ tư Đức Mẹ dẫn trẻ Ma-ri-ê-ta ra suối nước. Mẹ nói: “Con nhỏ yêu dấu của Mẹ, con hãy cầu nguyện nhiều. Tạm biệt con.”
* Thứ Ba, ngày 2 tháng 3 năm 1933
“Ta là Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ Thiên Chúa. Con hãy cầu nguyện nhiều. Vĩnh biệt con.” Nhưng trước khi vĩnh biệt, Đức Trinh Nữ đặt tay và làm dấu Thánh Giá chúc lành cho Ma-ri-ê-ta như ngày 20 tháng 1.
26. MỐI QUAN TÂM CỦA ĐỨC MẸ: PHẦN RỖI CỦA CÁC LINH HỒN
Đọc lại các bản tường thuật những lần Đức Mẹ hiện ra tại Fatima năm 1917, khi ban truyền 3 mệnh lệnh cho nhân loại qua Lucia, Jacinta và Phanxicô, người ta nhận ra mối quan tâm hàng đầu của Đức Mẹ là phần rỗi các linh hồn rồi mới đến hòa bình cho thế giới và việc ngăn chặn làn sóng vô thần.
Ngay từ lần thứ ba Đức Mẹ hiện ra, ngày 13-7 năm ấy, Đức Mẹ đã cho ba trẻ được thị kiến hỏa ngục, nơi đó các thần dữ đang bị thiêu đốt như các cục than hồng, vô số linh hồn kẻ tội lỗi bị gia hình trong đó, bị tung lên rớt xuống như những tàn than không trọng lượng. Những hình ảnh khủng khiếp này đã in rất sâu đậm vào tâm trí các em như không bao giờ quên nổi.
Các em đã thay đổi hẳn nếp sống cũ, trở nên rất chăm chỉ đọc kinh cầu nguyện và làm nhiều việc hy sinh hãm mình để đền tội và cầu cho nhiều tội nhân thống hối. Nhiều lần Jacinta đã nhịn ăn kiêng uống để cầu cho kẻ tội lỗi ăn năn. Các bạn của em có mời em ăn, em chỉ trả lời: “Không, tôi muốn dâng hy sinh này để cầu cho kẻ có tội, kẻ đã mê ăn quá độ”. Được mời dùng đồ uống, cô bé cũng trả lời: “ Không, tôi không uống để cầu cho kẻ đã từng uống say sưa”.
Đặc biệt trong lần hiện ra ngày 13-7, Đức Mẹ còn day cho ba em một lời cầu nguyện vắn tắt để đọc thêm vào sau mỗi chục kinh mân côi. Còn lời kinh nào tha thiết hơn diễn tả rõ mối quan tâm của Mẹ tới phần rỗi chúng ta bằng kinh này: “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội lỗi chúng con, xin gìn giữ chúng con khỏi lửa hoả ngục. Xin đưa các linh hồn về Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần Chúa thương xót hơn.”
Ai trong chúng ta cũng biết và thâm tín rằng hỏa ngục là hình phạt ghê sợ mà nguyên nhân đã tới hỏa ngục là tội lỗi... nên Mẹ dạy chúng ta trước nhất phải xin Chúa gìn giữ chúng ta khỏi xúc phạm tới Người, nhưng nếu đã trót xúc phạm thì hãy xin Người ơn thứ tha, để chúng ta khỏi sa vào chốn trầm luân đời đời, không được chiêm ngắm nhan Chúa là nguồn gốc hạnh phúc, chân thiện mỹ!
Kế đến, Mẹ cũng dạy chúng ta nài xin Chúa đưa về quê trời nhiều linh hồn. Các linh hồn Mẹ nói tới đây là những linh hồn nào, nếu không phải là những kẻ đã chết trong tình trạng có ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa đền tội đủ, chưa được tẩy luyện trong sạch. Chúng ta thường gọi thành phần đó là các linh hồn trong chốn luyện tội.
Dù luyện tội chỉ là một tình trạng chuyển tiếp, các linh hồn lành thánh phải trải qua trước khi được vào Nước Trời, nhưng sự xa cách Chúa cũng làm cho các linh hồn thấy đau đớn khổ cực hơn bất cứ một hình khổ nào con người có thể tạo ra. Các linh hồn rất mong thời gian tẩy luyện sớm được chấm dứt.
Lời cầu nguyện, các việc lành phúc đức. Nhất là Thánh lễ Misa chúng ta dâng lên Thiên Chúa để đền thay những thiếu sót của các linh hồn sẽ lôi kéo được tình thương của Chúa. Ngàisẽ rút vắn thời gian tẩy luyện cho các linh hồn.
Điều Đức Mẹ mách bảo cho chúng ta, cũng chính là điều Chúa Giêsu lần kia đã dạy Thánh nữ Catarina: “Chúng con có thể thâu ngắn thời gian bị tẩy luyện của các linh hồn... sự quan phòng của Ta là muốn dùng chúng con như kẻ trung gian, chúng con có thể giúp đỡ họ nhờ việc bác ái, ăn chay, kinh nguyện và Thánh Lễ Misa...”
Giáo Hội vì đã thấu hiểu được tầm quan trọng của việc cầu nguyện này nên đã đưa vào phụng vụ một ngày lễ cầu chung cho các tín hữu đã qua đời, ấn định vào mồng 2 tháng 11 hằng năm, ngay sau ngày kính chung các thánh Nam nữ. Lời nguyện trong phần dâng lễ vật đã đề cập rõ đến việc xin Chúa tẩy rửa và đưa các linh hồn về hưởng hoan trên nước hằng sống:
“Lạy Chúa toàn năng và từ bi, nhờ lễ tế này, xin tẩy sạch tội lỗi các tôi tớ Chúa đã qua đời, trong Máu Thánh Chúa Kitô, để những người Chúa đã rửa trong nước rửa tội thì Chúa cũng tiếp tục thanh tẩy họ nhờ lượng khoan hồng từ bi của Chúa.”
Hiểu biết mối quan tâm của Đức Mẹ đối với hạnh phúc trường cửu của chúng ta, sự giải thoát các linh hồn luyện ngục khỏi mọi hình khổ, chúng ta hãy kiểm điểm lại chính thái độ của chúng ta đối với đời sống siêu nhiên và lòng hiếu thảo bác ái đối với những người quá cố.
Hãy cải thiện, xa lánh tội lỗi là nguyên nhân làm mất hạnh phúc thiên đàng của chúng ta. Hãy năng dâng lễ, cầu nguyện và gia tăng các việc lành cầu cho những linh hồn chúng ta thương mến để Chúa thương đưa về quê hương vĩnh cửu dọn đón chúng ta sau này. (NSTTĐM).
27. GIUSE LABRE
Joseph Labre sinh năm 1748 tại Amet nước Pháp, có lòng yêu mến Đức Mẹ và lòng thương người từ nhỏ. Lên 22 tuổi Labre sang Ý viếng đến đền thờ Đức Mẹ ở Laureta, tại đây Labre được ơn soi sáng bỏ hết mọi của cải làm phúc cho kẻ khó rồi đi viếng các thánh đường Đức Mẹ có tiếng khắp thế giới, dọc đường chàng ăn năn hãm mình, mặc áo thô, đi xin của bố thí.
Sau 5 năm đi viếng các thánh đường danh tiếng của Mẹ, Labre lại trở về Roma và ở lại đó 8 năm để hãm mình đền tội và tôn kính Mẹ Maria hơn. Có nhiều lần Labre quỳ trước tòa Mẹ suốt đêm bất động, Labre luôn vui chịu khinh chê xỉ nhục cách bằng lòng.
Một hôm có người bố thí cho Labre mấy đồng, Labre liền đem đi cho kẻ khó, tức thì người cho của nổi giận, sẵn gậy đánh cho Labre mấy hèo. Labre vui chịu, lần khác một lũ trẻ vô phép xúc phạm đến hài cốt các Thánh, Labre đến căn ngăn liền bị chúng cho căn đá cuội, may có người đi qua can thiệp kịp.
Năm 1738, Labre bệnh liệt vì hãm mình quá sức, nhưng càng thấy mình gần chết, Labre càng cố gắng hãm mình, tăng bội tình yêu Mẹ. Thứ tư Tuần Thánh, Labre đi dự lễ ở nhà thờ Đức Mẹ trên núi và ở lại đọc kinh cho đến trưa, rồi ra về, vừa bước qua cửa nhà thờ, Labre té xỉu. Lúc linh mục đến xức dầu và giáo dân đọc kinh cầu Đức Mẹ đến câu "Rất thánh Đức Mẹ, cầu cho Labre" thì linh hồn chàng lài xác trong cái tuổi 35. Cùng một lúc, bỗng nhiên trẻ con trong phố xá chung quanh kêu to: "Đấng thánh đã chết".
Sau khi chết, Labre đã làm nhiều phép lạ chữa nhiều bệnh nhân. Xác chàng được đặt trong đền thờ Đức Mẹ trên núi bốn ngày cho giáo dân kính viếng và cầu xin, rồi táng dưới chân bàn thờ Đức Mẹ. Từ đó đến nay, nơi mồ Thánh nhân hằng có phép lạ.
28. HAI KẺ ĂN XIN LẠ
Sinh trong một gia đình nghèo khó trong làng Paradi gần thành Florentia, vô Domenica từ nhỏ đã biết phụng sự Mẹ Thiên Chúa, cô giữ chay hết mọi ngày trong tuần, riêng thứ bảy cô nhịn cơm để đem giúp kẻ nghèo, rồi ra đồng hái hết những bông hoa cô gặp về dâng cho tượng Mẹ ẵm Chúa Hài Nhi trưng bày ở nhà cô.
Một lần vào hồi 10 tuổi, cô đứng tại cửa sổ nhìn ra phố, thấy một bà nhan sắc bế em bé. Em này giơ 2 tay xin của bố thí. Cô liền chạy tìm bánh để cho. Bỗng cửa chưa mở mà đã thấy hai Mẹ Con bà tiến vào đứng bên mình. Thấy chân tay và ngực em bé đầy vết thương, cô hỏi bà mẹ:
- Ai làm khổ em bé thế này, bà?
Tình yêu đáy cô ạ.
Say mê vẻ đẹp ngây thơ của em bé, cô hỏi em các vết thương đó có đau không, nhưng em chỉ cười trừ. Lúc đó cả ba đều đứng trước tượng Mẹ ẵm Chúa. Bà Mẹ nói với cô:
- Ai bảo cô đem hoa kết vòng đội cho tượng Mẹ đây?
- Thưa lòng yêu mến Đức Mẹ thúc giục con ạ.
- Cô yêu mến Đức Mẹ bao nhiêu?
Thưa hết sức có thể.
- Cô có thể được bằng nào?
- Bằng ân sủng Chúa, Mẹ ban cho con ạ.
- Vậy cô cứ tiếp tục mến như thế nhé, Chúa và Mẹ sẽ thưởng cô trên trời.
Ngửi thấy một mùi thơm toả lan xông từ vết thương em bé, cô hỏi bà mẹ bôi dầu gì cho em, và dầu đã mua ở đâu?
- Dầu này phải mua bằng Đức Tin và các việc lành, bà mẹ em bé đáp.
Cô Domenica biếu em bé một khúc bánh, bà mẹ bảo cô:
- Bánh nuôi con tôi phải là lòng yêu mến. Cô cứ nói với con tôi rằng: Cô yêu mến Chúa Giêsu là con tôi thích lắm.
Nghe nói đến tình yêu, em nhỏ hớn hở vui cười hỏi cô:
- Cô yêu mến Chúa Giêsu bằng nào?
Cô nói rằng ngày đêm chỉ mơ tưởng đến Chúa và yêu Chúa.
- Được lắm, em bé nói, cô cứ yêu Chúa mãi, tình yêu sẽ dạy cô biết phải làm gì để làm vui lòng Chúa.
Nhưng vết thương càng toả mùi thơm tho, cô Domenica hớn hở kêu to:
- Chúa ơi! hương thơm yêu đương quá làm con chết mất! Thích quá, được ở bên em bé này, có phải thiên đàng đây không?
Bỗng dưng quang cảnh đổi hẳn. Bà mẹ biến thành vị Nữ Vương, trang phục lộn lẫy, và em bé rực rỡ như thái dương lấy hoa trên tường rắc trên đầu cô Domenica. Nhận ra chính là Chúa Giêsu và Đức Mẹ, cô bèn sấp mình dưới chân Chúa và Mẹ. Và rồi hiện tượng biến mất.
Sau đó cô Domenica đã vào dòng Đaminh và chết trong hương thơm thánh đức năm 1553, tại Florentia, trong tu viện Thánh Gia mà chính cô đã thiết lập.
29. MẸ GẬT ĐẦU
Trong lịch sử dòng Đaminh có ghi lại một tích chuyện tỏ ra Đức Mẹ thương yêu, bang trợ những con cái Đức mẹ là các thầy dòng Đaminh:
Tại Balê, có một bà quí phái đã giúp công của trong việc xây cất tu viện Đaminh, mệnh danh là Nhà Dòng Thánh Giacôbê. Khi tu viện đã hoàn thành, bà thường đến thông công với các thầy trong khi nguyện kinh Thần vụ, nhất là khi hát kinh Lạy Nữ Vương trước khi ngủ đêm. Muốn tỏ ra mình thương yêu con cái và trả công cho vị ân nhân, một tối kia, đang khi các tu sĩ hát kinh Lạy Nữ Vương, Đức Mẹ thân hiện ra cho bà quí phái xem thấy cử chỉ, nét mặt nhân từ của Người khi các tu sĩ xưng hô Người là Nữ Vương nhân lành...
Khi đến câu: "Chúng tôi con cháu Evà ở chốn lưu đầy, kêu đến cùng bà..." thì Đức Mẹ đặt Chúa Giêsu trên bàn thờ, sấp mình xuống đất cầu xin cho các tu sĩ. Khi hát câu: "Xin ghé mặt thương xem chúng tôi đến sau khỏi đầy" thì Đức Mẹ chỗi dậy âu yếm các tu sĩ đang đứng như thầm bảo họ: "Các con hãy xem, này là con Mẹ yêu dấu, các con hãy chiêm ngưỡng tôn nhan Người ở đời này, nhất là đời sau trên Thiên đàng." Khi hát câu: "Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh..." thì Đức Mẹ mỉm cười, gật đầu tỏ ý hài lòng và biến đi.
Đến sau, vị ân nhân đó thuật lại chuyện đã mắt thấy tai nghe để kích thích các tu sĩ Đaminh tăng bội tình yêu đối với Đức Mẹ.
Sau khi điều tra kỹ lưỡng, hội đồng chi dòng đã truyền ghi tích lạ đó vào lịch sử dòng để các phần tử dòng muôn đời ghi nhớ và thêm lòng kính mến Đức Mẹ, cậy trông vào Đức Mẹ, Đấng đã bảo vệ dòng từ buổi phôi thai.
30. CỖ TRÀNG HẠT CỦA TÔI
Ông Francois Vaudelnay kể chuyện rằng: Hồi ấy, tôi đang nghỉ hè tại Arcanbon, nước Pháp. Tôi thuê một chiếc cano cùng người lái thuyền chạy cho vui trong eo vịnh lúc chiều tà, Tình cờ trong lúc rút khăn trong túi ra, tôi đánh rớt cỗ tràng hạt mà mẹ tôi đã bỏ vảo lúc người sửa soạn đồ đạc cho tôi. Ông thủy thủ già nhìn thấy bảo : "Kìa, coi chừng cậu đánh rơi cái gì trên miệng túi áo đó". Tôi ngượng ngùng vội vã nhét cỗ tràng hạt vào túi, len lén nhìn ông, chỉ sợ ông chê cười.
Năm đó tôi lên 16 tuổi, tôi thấy thẹn thùng khi mình lớn rồi mà còn mang cái thứ đồ đạo, cái thứ chỉ có tụi con gái mới mang thôi. Nhưng ông mỉm cười nhìn tôi thẹn mặt mà nói rằng : "Cỗ tràng hạt của cậu đẹp lắm, nhưng nó bằng hạt đá dễ bể lắm. Không bền bằng cỗ tràng hạt của tôi". Rồi ông đưa tay rút ra trong túi áo một cỗ tràng hạt cũ kỹ, hạt xám hạt đen đã phai màu. Sợi dây hoen dỉ và có chỗ bị đứt, được nối lại bằng dây chỉ. Trên cỗ tràng hạt có mắt 4, 5 mẫu ảnh và một tượng Thánh Giá bằng nhôm. Ông trịnh trọng giơ lên cho tôi coi và nói :
- "Chà ! Sợi dây đã dỉ hết, vì không khí nước biển, và cũng tại tay tôi xù xì không được mịn màng như tay cậu. Nhưng nhất định tôi không đổi nó cho ai, dù để lấy một cỗ tràng hạt bằng vàng, bằng bạc, vì từ đó nó sẽ không còn là cỗ tràng hạt của tôi nữa. Tôi có nó từ 34 năm nay, lúc rước lễ lần đầu, mẹ tôi làm quà kỉ niệm cho tôi đấy. Tôi quen thuộc từng hạt một. Mỗi lần đau ốm, mẹ lại hỏi mượn tôi để cầm. Mẹ tôi thích thế, và lúc hấp hối, mẹ cũng cầm nó trong tay. Biết bao kỷ niệm trên cỗ tràng hạt này.
Đây, cậu thấy không, tượng Thánh Giá này là của vợ tôi mua tặng tôi khi đính hôn. Ảnh vẩy này là do anh tôi tặng khi Thêm Sức, còn ảnh này do mẹ đỡ đầu cho tôi. Chỗ đứt được nối lại là do thằng con thứ của tôi, hôm vợ tôi đeo cho nó khi nó bị bệnh nặng tưởng chết. Đức Mẹ đã cứu nó. Vì thế, ngày ngày mỗi khi lần chuỗi hạt đến chỗ đứt ấy, thì kinh Kính Mừng tôi đọc có vẻ sốt sáng hơn.... Cậu có biết không? Cỗ tràng hạt này đã theo tôi đi Lộ Đức cách đây 5 năm, đã chạm vào núi đá nơi Đức Mẹ hiện ra.... Biết bao kỷ niệm.... Khi chết, tôi sẽ xin người ta đeo vào cổ cho tôi".
Sau khi nghe hết tâm sự của ông, tôi xúc động đến lạnh người, và sau khi về nhà, tôi mua một cỗ tràng hạt khác chắc chắn hơn. Từ đó đến nay cũng như ông, tôi đã lần hạt với cỗ tràng hạt của tôi và quyết định, khi chết tôi cũng xin người ta mang vào cổ tôi để sang đời vĩnh cửu.
31. MẠC KHẢI CỦA ĐỨC MẸ VỀ HIỆN TƯỢNG 3 NGÀY TỐI TĂM
Người được cho là Đức Mẹ đã ban cho sứ điệp về hiện tượng ba ngày tối tăm là một tu sĩ dòng Phanxico, thày David Lopez. Thày sống tại biên giới Mỹ và Mễ Tây Cơ, trong tu viện khổ hạnh Đức Mẹ Từ Bi tại một thôn nhỏ có tên El Ranchilo
Mặc dù bị chứng bệnh tê liệt bộ não, khiến thày đi đứng rất khó khăn, nhưng thày vẫn cố gắng điều hành một trại cứu tế nhỏ ở đó, để giúp đỡ phương tiện cần như nơi cư trú, thức ăn, thuốc cũng như nhu cầu tinh thần cho những người nước ngoài.
Thày David Lopez đã vài lần hành hương tới Medjugorje, và tại đây, thày đã được Đức Mẹ ban cho một sứ điệp liên quan tới hiện tượng tối ba ngày ba đêm sẽ xảy ra trên thế giới.
Nhận sứ điệp từ Đức Mẹ đã lâu, nhưng thày cảm thấy không thoải mái khi phải công bố sứ điệp này. Thày đã trình bày với cha linh hướng, và ngài bảo thày cứ viết ra như Đức Mẹ đã ban, nhưng thày vẫn chưa chịu thực hiện lời đề nghị này.
Vào lúc 11.40 sáng ngày 11.9.1987, trong khi đang cầu nguyện bằng kinh Mân Côi trước ảnh Đức Mẹ Guadalupe ở San Antonio, Texas, thì ảnh Đức Mẹ tự nhiên trở nên sống động như người thật. Đức Mẹ tiết lộ cho thày một vài điều riêng, liên quan tới các bạn của thày. Sau đó, Đức Mẹ thúc dục thày hãy viết ra sứ điệp mà Người đã ban. Thày kể:
Đức Mẹ nói với tôi, ‘Mẹ muốn con viết ra sứ điệp mà Mẹ đã ban cho con ở Medjugorje trước khi con quên, rồi hãy đem tới cho Đức Giám Mục để được xác nhận’. Tôi nghĩ, nếu những điều Đức Mẹ nói với tôi về các bạn tôi là đúng, thì tôi mới viết ra. Nếu không đúng, tôi sẽ không viết. Khi nói chuyện với các bạn tôi, tôi thấy mọi sự đã xảy ra y như Đức Mẹ đã nói trước. Do đó, tôi không còn lý do để thoái thác. Tôi quyết định viết.
“Hai tuần lễ sau, tôi tới gặp Đức Giám Mục Fitzpatrick cai quản giáo phận Brownsville, Taxas [nay ngài đã về hưu] và trao cho ngài nội dung sứ điệp mà tôi đã viết, với ý nghĩ ngài sẽ không tin và sẽ không chuẩn nhận. Nhưng điều tôi nghĩ đã không xảy ra. Đức Giám Mục nói với tôi: ‘David à, những lời này không mới mẻ gì.
Sứ điệp này không phải của riêng con để con giữ kín. Sứ điệp là cho toàn thế giới. Và cha không cấm con phổ biến sứ điệp này, nhưng con nên thận trọng, vì không phải mọi người đều muốn chấp nhận và muốn hiểu đâu. Cha không thấy có sai lầm nào về giáo lý, tu đức hoặc luân lý nơi những lời này cả”. (Thày David nói Đức Giám Mục Fitzpatrick không cho lời xác nhận chính thức đối với sứ điệp này).
Dưới đây là nguyên văn bài viết của tu sĩ David Lopez, dòng Phanxico:
“Đừng sợ về ba ngày tối tăm sẽ đến trên trái đất, vì những ai sống sứ điệp của Mẹ, và có đời sống nội tâm cầu nguyện, sẽ được Mẹ cảnh giác trước từ ba ngày cho tới một tuần trước khi nó xảy ra. Các con của Mẹ phải không ngừng sám hối tội lỗi của mình và cầu nguyện nhiều hơn như Mẹ đã xin.
Họ nên có nước phép và ảnh tượng đã được làm phép và đặc biệt tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giesu và luôn có đèn sáng trước ảnh tượng Ngài. Họ phải có đời sống đạo căn bản và đừng gắn bó quá đối với của cải vật chất. Các Linh Mục không được chỉ lo đến đời sống nội tâm cầu nguyện của riêng mình, nhưng còn phải phát triển đời sống nội tâm cầu nguyện của các giáo xứ của các ngài nữa.
Cũng thế, họ nên tránh xa bất cứ ai nói đến làm cách mạng hay nổi loạn. Những người nói về cách mạng và nổi loạn là đệ tử của tên Phản Kytô. Mẹ buồn cho giới tu trì Tây phương, họ đã từ bỏ các dấu chỉ tận hiến của họ. Nhất là họ sẽ bị Satan cám dỗ và không thể chống cưỡng nổi những cám dỗ của thể xác và tinh thần.
Họ phải trở về với đời sống thánh thiện và tùng phục Chúa Kytô Con Mẹ. Đừng sợ bất cứ sự gì hay bất cứ ai. Hãy múc đầy tình yêu Thiên Chúa qua cầu nguyện, đọc Kinh Thánh và lãnh nhận các Bí Tích. Mẹ sẽ ở với các con trong thời điểm thống khổ, và các con của Mẹ sẽ kêu cầu Mẹ ban cho nơi trú ngụ an toàn.
Những ai chiến đấu để thắng vượt xu hướng phạm tội trở lại sẽ không thất vọng vì Thiên Chúa sẽ chuẩn nhận thiện tâm và mong muốn thắng vượt tội lỗi của họ. Hãy có Bình An của Thiên Chúa.
“Sẽ không còn một tên quỉ nào ở trong địa ngục trong thời gian ba ngày tối tăm. Tất cả sẽ lên tràn mặt đất. Ba ngày đó sẽ trở nên thật tối tăm đến nỗi dù để tay ra trước mặt, chúng ta cũng sẽ không thể nhìn thấy được.
“Trong những ngày này, những ai không sống trong ân nghĩa Thiên Chúa sẽ chết vì sợ hãi, vì họ sẽ nhìn thấy những hình ảnh ma quỉ ghê rợn. Đức Trinh Nữ bảo tôi hãy đóng kín các cửa lớn và cửa sổ lại, và đừng trả lời bất cứ ai gọi từ bên ngoài. Cám dỗ nặng nề nhất cho chúng ta là ma quỉ sẽ giả giọng những người thân yêu để kêu gọi chúng ta. Đức Mẹ nói với tôi; ‘xin đừng để ý tới tiếng gọi đó, vì đó không phải là người thân yêu của chúng ta, mà là ma quỉ muốn tìm cách dụ chúng ta ra ngoài mà thôi.
“Đức Mẹ nói với tôi rằng, Thiên Chúa đã tuyển chọn một số người, họ sẽ là những vị tử đạo vào giai đoạn bắt đầu của hiện tượng tối ba ngày, nhưng họ không nên sợ hãi, vì Thiên Chúa sẽ ban cho họ sự bền chí, và sau khi chịu tử đạo, các Thiên Thần sẽ xuống đưa cả hồn và xác họ lên Thiên Đàng.
Đức Mẹ nhấn mạnh rằng, chúng ta hãy cầu cùng Chúa để những ngày này đừng xảy ra vào mùa Đông, và đừng có người nữ nào sanh con, vì nếu nó xảy ra vào mùa Đông, thời tiết sẽ trở nên rất lạnh, sẽ không có bất cứ sức nóng nhân tạo nào, và các phụ nữ sinh con sẽ không được sự trợ giúp nào của y khoa”.
“Đức Mẹ nói với tôi rằng thời gian tối tăm sẽ kéo dài đúng 72 giờ, và phương cách duy nhất để tính giờ là những động hồ chạy bằng máy móc, vì lúc đó sẽ không có điện. Sau thời kỳ thanh tảy sẽ là mùa Xuân. Mọi sự sẽ xanh tốt và mọi sự sẽ nên tinh sạch. Nước sẽ trong như pha lê, ngay cả nước trong các vòi trong nhà. Nước sẽ không bị ô nhiễm, không khí và sông ngòi cũng thế.
“Đức Mẹ ban cho tôi hai ơn và tôi không được tiết lộ cho bất cứ ai. Người cũng phán với tôi: 'Người ta không nên tìm các dấu chỉ và đừng phí phạm thời giờ đề cố gắng tính ra ngày tháng'. Đức Mẹ nói với tôi điều này vì Người nói có một người đã dám xác định rõ ngày xảy ra hiện tượng tối tăm ba ngày ba đêm. Khi tôi hỏi Đức Mẹ về các lời tiên tri, Đức Mẹ chỉ trả lời, “hãy cẩn thận đối với những người xác định rõ ngày tháng”.
Chúng ta không nên quan tâm quá về ngày tháng. Nếu mà chúng ta biết được ngày tháng, lúc đó người ta chỉ chờ đợi ngày tháng, và không trở về vì lòng yêu mến Thiên Chúa. “Điều đẹp đẽ nhất là người ta sống trên mặt đất và làm việc không phải chỉ để sinh tồn, mà còn vì tình yêu thương và để giúp đỡ lẫn nhau.
“Cách quan trọng nhất để đem lại sự thay đổi này là bây giờ hãy sống đời sám hối và bác ái. Hãy luôn sống trong tình trạng ơn thánh. Điều quan trọng là xây dựng những cộng đồng tương thân tương ái, nơi chúng ta có thể giúp đỡ các anh em của chúng ta. Những ngày tối tăm sẽ trở nên rất khó khăn cho những người ở một mình, và cho những cha mẹ có con cái đã trưởng thành, bởi vì họ sẽ nghe thấy tiếng của những người thân yêu của họ ở bên ngoài.
Các bậc cha mẹ trong gia đình, nhất là người cha, phải dạy cho các con cái của họ cầu nguyện. Trong những ngày giờ tối tăm, lời cầu nguyện của các em nhỏ sẽ rất có hiệu lực”.
“Đức Mẹ muốn thêm vào sứ điệp này những lời nhắn nhủ với các Linh Mục. Các Linh Mục có trách nhiệm nói về sự kiện này cho giáo dân trong giáo xứ của các ngài, để giúp họ được vững mạnh và biết trở lại, cũng như nói cho Giáo Dân đừng sợ. Các ngài có trách nhiệm truyền bá sứ điệp này, vì sứ điệp này đã được tiết lộ cho nhiều vị thánh, và chúng ta không được phí phạm thời giờ qua việc coi thường nó nữa. Các ngài cần nhấn mạnh cho người ta về nhu cầu sám hối, trở lại cũng như cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thần. Các ngài cũng phải dậy họ đừng gắn bó quá với cải cải đời này, với tiền bạc, quyền lực, việc làm v.v vì nhữn thứ này không thực giá trị.
“Cũng thế, các ngài nên dạy người ta biết chuẩn bị cho giờ chết. Thật là quan trọng để dạy người ta về những sự sau cùng của con người: Sự Chết, Phán Xét, Thiên Đàng và Hoả Ngục. Dạy người ta ý thức về tội, nhất là tội trọng với hậu quả rất đáng sợ của nó. Chúa muốn chúng ta trở lại vì lòng yêu mến hơn, nhưng nếu cần thiết thì, vì sợ bị phạt.
Tuy nhiên, Ngài chấp nhận mọi lý do của sự trở lại, và sẽ tiếp nhận chúng ta, vì Ngài yêu chúng ta và muốn chúng ta được cứu rỗi. Vì yêu hay vì sợ, chỉ có điều là chúng ta dâng mình chúng ta cho Ngài. Trách nhiệm của các Linh Mục là hướng dẫn người ta, nhất là qua đời sống gương mẫu của các ngài và qua việc trọn vẹn dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa”.
Đó là sứ điệp Đức Mẹ ban cho Tu Sĩ David Lopez. Dưới đây chúng tôi xin trích dịch một số sứ điệp mà Chúa hoặc Đức Mẹ ban cho các vị thánh và người những thánh thiện:
*** Đấng đáng kính Gaspar Del Bufalo (thế kỷ 19): “Những người bách hại Giáo Hội mà không chịu hối cải sẽ bị chết khi trái đất xảy ra hiện tượng ba ngày tối tăm…”.
*** Chân phước Mary of Jesus Crucified: “Trong ba ngày tối tăm, những người đi theo ma quỉ sẽ bị diệt vong, để chỉ còn ¼ nhân loại sống xót…”.
*** Đấng đáng kính Anna Maria Taigi: “Thiên Chúa sẽ gửi đến hai hình phạt: Một dưới hình thức chiến tranh, cách mạng và những sự dữ khác; Hình phạt thứ hai đến từ Trời, toàn thể trái đất sẽ bị bao phủ bởi sự tối tăm dày đặc kéo dài ba ngày ba đêm. Người ta không thể nhìn thấy sự gì. Các phương tiện trần gian không thể làm ra ánh sáng, trừ nến đã được làm phép. Ai vì tò mò mà mở cửa nhìn ra ngoài, sẽ bị chết ngay. Trong thời gian tối ba ngày, người ta hãy ở trong nhà cầu nguyện bằng kinh Mân Côi và kêu xin lòng thương xót Thiên Chúa. Tất cả kẻ thù của Giáo Hội, biết hay không được biết đến, sẽ bị hủy diệt…”
*** Marie de la Fraudais (thế kỷ 19): “Sẽ xảy ra ba ngày hoàn toàn tối tăm. Chỉ có nến làm bằng sáp được làm phép mới có thể cho chút ánh sáng trong những ngày tối tăm kinh khủng này. Nhưng nó sẽ không sáng nơi những nhà vô đạo. Sấm chớp sẽ thâm nhập vào trong nhà, nhưng không làm tắt được nến phép, cho dù cả gió, bão và động đất. Những đám mây đỏ như máu sẽ vần chuyển trên bầu trời, và những cơn sấm gầm chớp dật sẽ làm rung chuyển đến tận trung tâm trái đất. Các cơn sóng thần khổng lồ sẽ từ đại dương tràn vào mặt đất, biến mặt đất trở thành nghĩa địa khổng lồ…”
*** Julka Zagreb: “Một luồng gió nóng sẽ đến từ phía Nam. Nó sẽ bao phủ trên toàn địa cầu và tạo nên những cơn bão khủng khiếp. Sau đó, lập tức có khoảng mười tiếng sấm xét đánh trên trái đất với sức mạnh đến nỗi nó làm rung chuyển mọi nơi. Đây là dấu hiệu cho biết sự đau khổ lớn lao và bóng tối đen kịt được bắt đầu. Những sự này sẽ kéo dài ba ngày ba đêm. Người ta hãy ở trong nhà, đóng kín miệng giếng và các cửa.
Hãy dùng nước phép để làm phép cho chính mình và nhà, cũng như đốt nến đã được làm phép lên. Bên ngoài sẽ xảy ra những điều ghê sợ. Ai liều nhìn ra ngoài sẽ bị chết. Tất cả quỉ dữ sẽ lên hết trên mặt đất, để chúng có thể tiêu diệt các nạn nhân. Quỉ dữ sẽ kêu gào trên trái đất và gọi nhiều người để tiêu diệt họ. Tại sao? Chúng giả giọng những người thân và quen biết, những người chưa tới được nơi an toàn hơn. Một khi sự khủng khiếp bắt đầu xảy ra, đừng mở cửa cho bất cứ ai…”
*** Christina Gallagher: “Hỡi con nhỏ của Cha, tối nay Cha mời con viết. Đừng sợ. Cha ban Bình An của Cha cho con. Hãy nói cho toàn thể nhân loại hãy tự chuẩn bị; Thời giờ đã đến để làm sạch toàn thể nhân loại. Sự tối tăm lớn lao sẽ đến trên thế giới. Bầu trời sẽ rung chuyển…Quỉ dữ sẽ nổi điên trên thế giới. Chúng sẽ được thả ra từ địa ngục. Hãy nhắc cho nhân loại về Dấu Ấn thứ Bảy của Thiên Chúa”.
*** Patricia Talbot: “Trái đất sẽ vuột ra khỏi quĩ đạo của nó trong ba ngày”.
Chúng tôi cũng đề nghị các bạn tìm đọc trong Kinh Thánh để hiểu thêm, chẳng hạn: Mt. 24:29; Mc 13; Lc 21; Kh. 16:10-11; Xh. 10:21-23 .v.v.
feroduy (Theo Suu tam)
32. HIỆU LỰC LỜI CẦU NGUYỆN
Cha Phêrô Bouchange kể chuyện chính cha đã mục kích: Một mụ đàn bà có chuyện xích mích với anh ruột thành cãi lộn nhau đến nỗi sinh thù oán không sao làm hòa được, đến nỗi mụ nghỉ luôn cả kinh hạt, lễ lạy và chịu các Bí Tích. Ai khuyên bảo cũng vô ích, mụ nhất định không làm hòa. Bất ngờ mụ lâm trọng bệnh cửu tử nhất sinh.
Cha Bouchange đến khuyên mụ làm hòa để dọn mình chết, nhưng vô ích. Mụ còn đanh đá: Tôi muốn rằng, sau khi chết, hãy ghi khắc trên mộ tôi câu "con mẹ này quyết trả thù".
Khi nhắc đến hỏa ngục, mụ the thé: "Hỏa ngục hả, khi nghĩ đến trả thù cho được, thì tôi đã thỏa mãn trước mọi hình phạt phải chịu rồi!" Cha khuyên mụ cầu nguyện, mụ bắt đầu trả lời:"Tôi biết, nếu tôi cầu xin sẽ được Chúa nhận lời, nhưng tôi không thèm cầu xin".
Cha liền quì gối bên giường mụ, kéo một mẫu ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bỏ trong sách nguyện ra, đặt vào giữa hai bàn tay mụ rồi sốt sắng đọc thong thả kinh Kính Mừng. Lạ lùng thay, khi cha vừa đọc tên Maria, mụ tội nhân trả lời: "Thôi cha đừng đọc thêm nữa. Con sẵn sàng tha thứ cho nó . Xin Cha ban phép giải tội cho con". Sau khi cha xá giải mọi tội lỗi cho mụ, cha cùng mụ đọc kinh Kính Mừng. Mặt mụ tươi sáng và chết cách êm ái trong tay Đức Mẹ.
33. SÁNG TRONG HANG
Năm 890, đời ông Godefroy Peloi làm thủ hiến xứ Barcelone nước Tây-ban-nha, theo lời ông Locrio kể lại có bốn mục đồng chăn chiên trên dẫy núi Sarrat. Một ngày thứ Bảy, ban chiều, lúc mặt trời xế bóng, chúng hết sức bỡ ngỡ nhìn theo tia hào quang sáng rực từ trời chiếu vào hang rộng, đồng thời nghe văng vẳng tiếng hát du dương đâu đây. Chúng liền chạy khắp vùng để đưa tin.
Nghe đồn tin lạ, thiên hạ nô nức lên xem chật ních hang. Thứ Bảy sau, lúc mặt trời lặn hang lại lóe ánh sáng phi thường điểm thêm tiếng hát du dương kỳ diệu.
Đức Giám Mục thành Barcelone đã thân hành đến tận nơi mục kích. Vào sâu trong hang, Ngài thấy một tượng Đức Mẹ đã bị bỏ quên từ rất lâu đời. Bỡ ngỡ và cảm động Ngài cung kính ôm lấy tượng với ý định thỉnh về nhà thờ chính tòa, Giáo sĩ và giáo dân tổ chức cung nghinh tượng Mẹ.
Nhưng đi được ít bước, như có sức vô hình can ngăn lại, Đức Cha không thế nào bước đi được. Ngài nhìn nhận do Thiên Ý nên đã đặt tượng Mẹ vào hang, sửa sang sạch sẽ xứng đáng. Rồi thiên hạ đua nhau đến kính viếng và cầu nguyện. Hiện nay nơi đó đã được xây dựng một đền thờ nguy nga, nhiều phép lạ Chúa đã thực hiện tại hang Đức Mẹ.
34. LẦN HẠT VÌ NỂ
Một thanh niên bị trúng độc, người ta vội đi rước Cha sở. Đến nơi, chàng vẫn chưa tỉnh, Ngài chỉ ban phép giải tội thiêng liêng thôi. Biết chàng là một thanh niên khô đạo, Cha làm lễ khấn xin Đức Mẹ cho chàng tỉnh lại và xưng tội.
Một ít lâu sau, chàng tỉnh lại và Cha đến giải tội, giải tội xong, thấy chàng có vẻ sốt sắng lắm. Lấy làm lạ, Cha hỏi chàng sao đổi lòng chóng như thế thì anh thú rằng:
- Con tin chắc đây là một ơn Đức Mẹ cầu bầu. Người đã nhậm lời Má con, khi nằm trên giường bệnh sắp chết, Má con gọi con lại mà nói:
"Mẹ rất lo ngại cho số phận con, tuổi thanh niên của con đầy gian nguy đe dọa. Thôi, Mẹ giao phó con trong tay Đức Mẹ. Hỡi con, Mẹ xin nài con một việc sau hết này và cố gắng giữ để chứng tỏ lòng con yêu Mẹ là mỗi ngày con lần một chuỗi hạt kính dâng Đức Mẹ."
Con đã hứa vâng lời và trong suốt 10 năm, cuộc sống đạo của con chỉ thu hẹp vào bấy nhiêu mà thôi nhưng nhờ đó mà Đức Mẹ đã cho con được hồi tỉnh để xưng tội.